Phó Chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT do tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%; kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng, tốn kém.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại hội nghị ngày 31/7
 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại hội nghị ngày 31/7
Đề nghị này được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu lên tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam về Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay được Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7 tại Hà Nội.
Lý do của đề nghị này, theo Phó Chủ tịch nước, là tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%. “Chỉ duy nhất 1 năm khi thực hiện cuộc vận động “2 không” là thắt chặt, có trường đỗ tốt nghiệp 10 - 20%, thậm chí có lớp không có học sinh nào đỗ. Liệu có thắt chặt mãi được không? Nếu “thắt” thì phải thắt khâu quản lý, “thắt” quá trình dạy và học để bỏ kỳ thi này” - Phó Chủ tịch nước.
Một lý do nữa cũng được Phó Chủ tịch nước nêu ra, đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng cho thí sinh cũng như tốn kém tiền của xã hội. “Hai kỳ thi quá gần nhau vừa khổ cho gia đình vừa khổ cho nhà trường” – Phó Chủ tịch nước nhìn nhận.
PGS Văn Như Cương: Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay.
PGS Văn Như Cương: Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay.
Quan điểm của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục. PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tổ chức nhẹ nhàng và giao về cho các sở. “Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay: thi cùng ngày, cùng đề, cùng biểu điểm…” - PGS Văn Như Cương đặt vấn đề.
Theo PGS Văn Như Cương, thi cử lạc hậu là điều khiến học sinh, phụ huynh khổ sở vì không đánh giá được thực chất. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng học lệch học tủ, học thêm. “Không thể chấp nhận học ròng rã 12 năm trời lại chỉ được đánh giá bằng bài thi 3 tiếng, nên giảm tải kỳ thi” - PGS Văn Như Cương nhấn mạnh. 

Nữ Việt kiều Mỹ bị sát hại dã man ở TP.HCM

(Kiến Thức) - Nạn nhân là một nữ Việt kiều được phát hiện nằm chết với nhiều vết thương trên cơ thể. Nhận định ban đầu, có khả năng hung thủ vờ hỏi mua nhà rồi ra tay sát hại cướp tài sản.

Đến chiều ngày 31/7, cơ quan CSĐT Công an quận Gò Vấp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM vẫn đang có mặt tại địa chỉ số 820/66/2, đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp để khám nghiệm hiện trường làm rõ nghi án giết người cướp tài sản làm bà Trần Thị Minh (49 tuổi, Việt kiều Mỹ, chủ căn nhà nói trên) tử vong.

Thi thể nạn nhân đang chờ đưa khỏi hiện trường để làm công tác pháp y làm rõ nguyên nhân .
Thi thể nạn nhân đang chờ đưa khỏi hiện trường để làm công tác pháp y làm rõ nguyên nhân .

Trước đó khoảng 11h cùng ngày, sau nhiều lần gọi điện cho bà Minh nhưng không được và nghi có chuyện chẳng lành xảy ra nên người thân của bà Minh đã đến nhà tìm.

Bắt quả tang anh rể “yêu” em vợ 14 tuổi

(Kiến Thức) - Lý Seo Chín trong một lần đến nhà bố vợ chơi, nửa đêm liền lẻn vào phòng của em vợ là Vàng Thị Mai để quan hệ tình dục thì bị gia đình nhà vợ bắt quả tang tại giường.

Vào tháng 10/2012, Lý Seo Chín (24 tuổi), ngụ tại thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk (Đắk Lắk) cùng vợ và em vợ là Vàng Thị Mai (năm nay 14 tuổi) đi làm thuê tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông).
Bị cáo Lý Seo Chín tại tòa.
 Bị cáo Lý Seo Chín tại tòa.
Sau một thời gian làm việc, thường xuyên gần gũi nhau, Lý Seo Chín đã dụ dỗ, tán tỉnh em Vàng Thị Mai. Bé gái mới lớn này đã bị anh rể “chinh phục” bằng những lời lẽ yêu đương ngọn ngào. Mai nhận lời yêu anh rể từ thời gian làm thuê này. Cũng từ đó, Lý Seo Chín đã thường xuyên lén lút quan hệ tình dục với em vợ.

Hai kỷ lục vô tiền khoáng hậu

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên một quy định pháp luật được bãi bỏ trong thời gian nhanh nhất (12 ngày) và lần đầu tiên một quy định pháp luật lại quan liêu và xa rời thực tế đến thế.

Việc Bộ GD-ĐT, chiều 16/7/2013, ban hành thông tư số 28 trong đó bãi bỏ diện ưu tiên cộng 2 điểm thi đại học cho mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, đã phần nào làm hạ nhiệt công luận đang bức xúc về “quy định hết sức không thực tiễn” này trong những ngày qua.

Động thái này của một cơ quan Bộ đã tạo nên hai kỷ lục vô tiền khoáng hậu: Lần đầu tiên một quy định pháp luật được bãi bỏ trong thời gian nhanh nhất (12 ngày) và lần đầu tiên một quy định pháp luật lại quan liêu và xa rời thực tế đến thế: Mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945... nếu còn sống thì cũng đã ở tuổi 80-90 rồi và ở tuổi này sống còn khó nói chi đến việc thi đại học?