Phát hiện sửng sốt 45 hành tinh ngoại lai mới

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã khám phá ra một loạt 45 hành tinh ngoại lai mới trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Đặc biệt, một năm trên mỗi hành tinh này ngắn hơn một ngày ở trên Trái đất.

Gộp dữ liệu mới nhất từ tàu Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và kính viễn vọng không gian Gaia của ESA, họ xác nhận sự tồn tại của 45 hành tinh ngoại lai mới và mô tả chúng với những thông tin hết sức đặc biệt.
“Ví dụ, có 4 trong số các hành tinh quay quanh ngôi sao chủ trong thời gian chưa tới 24 giờ”, John Livingston, một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Tokyo ở Nhật Bản nói.
Phat hien sung sot 45 hanh tinh ngoai lai moi
Nguồn ảnh: Phys. 
“Nói cách khác, một năm trên mỗi hành tinh này ngắn hơn một ngày ở trên Trái đất,” Livingston, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này góp một phần vào danh sách ngày càng tăng của các hành tinh có "thời gian siêu ngắn".

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ - có thể bạn chưa biết

Livingston nói: “Có 16 hành tinh có lớp vỏ tựa như Trái đất, một hành tinh có kích thước như Sao Kim”.
Nghiên cứu này có thể giúp chúng ta hiểu được các hành tinh và hệ mặt trời đã hình thành và tiến hóa như thế nào.

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Bí ẩn hành tinh lạ một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện một hành tinh lạ, thuộc dạng hành tinh ngoại lai, thuộc hệ thống sao Thổ quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời cách xa khoảng 600 năm ánh sáng.

Hành tinh lạ này được đặt tên là EPIC 211945201b hoặc còn gọi là K2-236b, nó nặng gấp 27 lần khối lượng Trái đất.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh lên tới 600 độ C, quá nóng và chắc chắn không thể nào hỗ trợ sự sống trong tương lai được.

Khám phá cực bất ngờ về hành tinh sáng nhất Vesta

(Kiến Thức) - Vesta là một trong số các tiểu hành tinh có các mảng sáng và tối trên bề mặt giống như mặt trăng. Các quan sát mới xác định rằng hành tinh sáng này từng chứa nhiều dung nham đỏ chảy qua bề mặt cùng lớp đất bazan trù phú.

Nhìn một cách tổng quát, hành tinh sáng Vesta có hình dạng không đều, gần bằng một hình cầu đường kính: 329 dặm (530 km), khối lượng: 5,886 X 10 20 lbs. (2,67 x 10 20 kg), thời gian quay: 5.342 giờ, độ lệch tâm: 0,886.