Phát hiện nước và núi băng ở bề mặt sao Diêm Vương

Những hình ảnh cận cảnh mới nhất từ tàu thăm dò New Horizons cho thấy có nước và núi băng trên bề mặt sao Diêm Vương.

Vào chiều ngày 13/7 (giờ New York), sự kiện tàu thăm dò New Horizons của NASA trở thành phi thuyền vệ tinh đầu tiên tiếp cận được sao Diêm Vương đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế. Mới đây, những hình ảnh cận cảnh bề mặt sao Diêm Vương đầu tiên được truyền về từ New Horizons đã khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.
Tối 14/7, niềm vui đã vỡ òa tại Phòng thí nghiệm vật lí ứng dụng của Đại học Johns Hopkins khi NASA nhận được thông tin tàu thăm dò New Horizons đã lần đầu tiên trong lịch sử tiếp cận được sao Diêm Vương ở một khoảng cách cực gần.
Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong
 Những hình ảnh cận cảnh được chụp khoảng 1,5 giờ trước khi New Horizons tiếp cận gần nhất với Pluto, khoảng cách lúc này là 478.000 dặm (khoảng 77 nghìn km).
Hiện tại tàu New Horizons đã tiếp cận rất gần với sao Diêm Vương với khoảng cách là 7.600 dặm (khoảng 13 nghìn km). Với những hình ảnh của bề mặt sao Diêm Vương rất rõ được truyền về cho thấy có những núi băng trên hành tinh này.
Trong cuộc họp báo của NASA vào ngày 15/7, ông John Spencer thuộc NASA cho biết “Điều tuyệt vời nhất của sự kiện này chính là chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một miệng núi lửa đang hoạt động nào. Điều này có nghĩa rằng đây là hành tinh có bề mặt rất trẻ”.
Những ngọn núi gần trung tâm, có chiều cao khoảng hơn 11.000 feet (khoảng 3354 m). Những ngọn núi này có thể được tạo thành từ H2O và nước đá. Ông Alan Stern, điều tra viên chính của nhiệm vụ này ở NASA cho biết “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy nước đóng băng trên sao Diêm Vương, và chúng tôi có thể chắc chắn rằng nước rất phong phú ở hành tinh này”. Bề mặt của sao Diêm Vương được bao phủ bởi nitơ đóng băng, nhưng “bạn không thể tạo ra những ngọn núi bằng chất này”
Những hình ảnh cận cảnh mà NASA vừa nhận được ở trên chân thực hơn gấp 10 lần những hình ảnh đầu tiên họ có được khi tàu New Horizons bay ngang qua sao Diêm Vương vào ngày 13/7. Dưới đây là hình ảnh để so sánh:
Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong-Hinh-2
 
Bức ảnh cận cảnh của NASA được chụp ở phần cuối của sao Diêm Vương.
Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong-Hinh-3
 
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra điều gì gây ra các màu sắc khác nhau trên bề mặt của sao Diêm Vương. Các thông tin này có thể sẽ được làm rõ trong những tháng tới khi New Horizons truyền thêm các dữ liệu khoa học mà nó thu thập được về Trái đất.
Kể từ khi lần tiếp cận gần nhất vào ngày 14/7, New Horizons đã đi hơn 1 triệu dặm trong không gian. Nhưng trước khi nó rời sao Diêm Vương, nó chụp thêm những hình ảnh về Mặt trăng của hành tinh lùn này. Dưới đây là những hình ảnh chi tiết nhất về Mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương, Charon - đây cũng là hình ảnh gần nhất mà NASA có được về Charon cho đến nay:
Phat hien nuoc va nui bang o be mat sao Diem Vuong-Hinh-4
 Charon, Mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương.

Rắn hổ mang chúa giãy giụa trong nanh vuốt đại bàng

Con rắn hổ mang chúa đã nhận cái kết đau đớn trong cuộc chiến khốc liệt với đại bàng, dù đã chống trả quyết liệt khi bị tấn công.

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang
 Trong một chuyến đi săn, đại bàng đã phát hiện một con rắn hổ mang chúa đang ẩn mình ngoài đồng cỏ. Con chim liền lao xuống tấn công.  

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-2
Con rắn nhanh chóng tìm cách chạy trốn, dù đã cố gắng trườn nhanh để tránh nanh vuốt đại bàng nhưng nó vẫn bị tóm gọn. 

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-3
Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi...  

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-4
 Loài chim ăn thịt khổng lồ mệnh danh “chúa tể bầu trời“. Và chúng là kẻ thù số một của loài rắn độc. Con rắn cố vùng vẫy, giãy giụa đáp trả đòn tấn công của đại bàng nhưng không giúp nó thoát chết.

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-5
Đại bàng cố gắng găm chặt móng vuốt của mình vào thân con rắn. 

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-6
 Cuộc chiến sinh tồn diễn ra quyết liệt. Phần thắng đã thuộc về đại bàng. 

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-7
Hổ mang chúa được mệnh danh "sát thủ nọc độc", có thể tấn công và hạ gục con mồi trong chớp mắt, nhưng trong cuộc đối đầu với đại bàng chúng luôn phải nhận cái kết đau đớn.   

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-8
Sau khi bắt được con mồi, đại bàng thường cố gắng nuốt chửng. Đại bàng đang gồng mình nuốt chửng con rắn mà mình vừa săn được.  

Ran ho mang chua giay giua trong nanh vuot dai bang-Hinh-9
 

Chuyên gia NASA: Ảnh mới sao Diêm Vương "vượt mọi kỳ vọng"

Chuyên gia hàng đầu của NASA John Grunsfeld nhận định những hình ảnh mới sao Diêm Vương "vượt mọi kỳ vọng" của giới nghiên cứu.

Chỉ một ngày sau khi tàu vũ trụ tự hành New Horizons của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hoàn thành nhiệm vụ lịch sử tiếp cận sao Diêm Vương, các chuyên gia tiếp tục công bố các phát hiện mới về tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời.

New Horizons ngày 15/7 đã gửi về những hình ảnh cận cảnh đầu tiên chụp bề mặt sao Diêm Vương và ngôi sao lớn nhất của nó, Charon.

Trong một tuyên bố, một trong những chuyên gia hàng đầu của NASA John Grunsfeld nhận định những hình ảnh mới sao Diêm Vương "vượt mọi kỳ vọng" của giới nghiên cứu trong 9 năm kể từ khi sứ mệnh này bắt đầu.

Chuyen gia NASA: Anh moi sao Diem Vuong
 Trung bình sao Diêm Vương có khoảng cách so với Trái đất là 4.828.032.000km. (Nguồn: businessinsider)
Một bức ảnh chụp gần khu vực gần xích đạo trên sao Diêm Vương cho thấy hình ảnh của các ngọn núi cao tới 3.500 m. Các nhà khoa học cho rằng khu vực đồi núi trong này được hình thành không quá 100 triệu năm trước, rất trẻ so với tuổi đời 4,5 tỷ năm của Hệ Mặt trời.

Một điều đáng ngạc nhiên là sự thiếu vắng của các miệng núi lửa trên bề mặt Sao Diêm Vương, một dấu hiệu cho thấy tiểu hành tinh này vẫn đang hoạt động về mặt địa chất.

Một bức ảnh khác mang đến hình ảnh của Charon, Mặt trăng lớn nhất của Sao Diêm Vương có kích thước tương đương bang Texas của Mỹ, với độ chi tiết chưa từng có.

Một dải các vùng lõm và vách đá kéo dài khoảng 1.000 km mang đến giả thuyết về một sự nứt gãy mở rộng trên vỏ tinh cầu, nhiều khả năng là kết quả của một quá trình địa chất nội tại.

Ngoài ra còn có hình ảnh về một hẻm núi ước tính sâu khoảng 7-9 km.

Là tàu vũ trụ đầu tiên đến gần sao Diêm Vương, tàu New Horizons cho các nhà khoa học cơ hội được nhìn cận cảnh do tiểu hành tinh này ở quá xa không thể quan sát bằng các loại kính thiên văn kể cả loại đặt ngoài không gian.

Với kích thước bằng một chiếc đàn dương cầm, tàu mang theo nhiều máy quay, máy ảnh, quang phổ kế và những dụng cụ khác để phân tích nồng độ bụi, đo đạc thành phần bầu khí quyển, tìm kiếm vệ tinh và tạo bản đồ nhiệt của hành tinh này.

Những hình ảnh do New Horizons gửi về rõ nét gấp 10 lần so với các dữ liệu có được từ trước tới nay. Nhóm nghiên cứu cho biết thông tin mới sẽ liên tục được công bố trong 16 tháng tới.