Phát hiện ngôi sao chết sáng gấp 10 triệu lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Tinh thể mới phát hiện này khiến các nhà thiên văn bối rối, không hiểu sao một ngôi sao chết nhỏ có thể giải phóng năng lượng ánh sáng lớn đến vậy. 

Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện ngôi sao chết có thể giải phóng năng lượng lớn hơn 10 triệu Mặt trời gộp lại.
Qua ống kính thiên văn tia X-ray (hoặc còn gọi là NuSTAR), NASA phát hiện ra một ẩn tinh (ngôi sao chết) phát ra năng lượng tương đương khoảng 10 triệu khối lửa Mặt trời gộp lại. Đây là ẩn tinh sáng nhất từng được ghi nhận.
Ẩn tinh siêu sáng được đặt tên là “Mighty Mouse”, được phát hiện trong thiên hà Messier 82 (còn gọi là "Thiên hà Cigar") và có vị trí cách Trái đất khoảng 12 triệu năm ánh sáng.
Ẩn tinh siêu sáng (khu vực màu đỏ tươi được khoanh tròn) trong dữ liệu quan sát từ kính viễn vọng NuSTAR của NASA.
Ẩn tinh siêu sáng (khu vực màu đỏ tươi được khoanh tròn) trong dữ liệu quan sát từ kính viễn vọng NuSTAR của NASA. 
Tiến sĩ Fiona A. Harrison, giáo sư vật lý và thiên văn học tại Viện Công nghệ California ở Pasadena và các điều tra viên chính của sứ mệnh NuSTAR, cho biết: "Bạn có thể nghĩ ẩn tinh Mighty Mouse là tàn dư của sao. Nó có sức mạnh của một lỗ đen, nhưng với khối lượng ít hơn nhiều”. Ẩn tinh cũng tương tự như lỗ đen, cả hai đều có trường hấp dẫn lớn (dù ẩn tinh yếu hơn, chứa ít khối lượng hơn và chúng phát ra ánh sáng thay vì ngấu nghiến nó).
Phát hiện này khiến các nhà thiên văn học liên hệ đến một lớp các vật thể vũ trụ bí ẩn được gọi là nguồn tia X ultraluminous, hoặc ULXs. ULXs được cho là các hố đen trong quá trình tiêu thụ vật chất từ ngôi sao đồng hành. Các ULXs mạnh mẽ phải có các lỗ đen lớn. Tuy nhiên, trong khi quan sát một siêu tân tinh, các nhà khoa học tình cờ phát hiện xung ULX đến từ thiên hà Messier 82, và có thể đến từ các ẩn tinh. Điều này sẽ thách thức các lý thuyết và mở đường cho một sự hiểu biết mới về sự đa dạng của những vật thể hấp dẫn.
Hiện các nhà thiên văn vẫn bối rối, không hiểu tại sao một ngôi sao chết nhỏ có thể giải phóng ra năng lượng ánh sáng lớn như vậy. Họ đang có kế hoạch sử dụng bộ ba kính thiên văn của NASA bao gồm NuSTAR , Swift và tàu vũ trụ Chandra để điều tra thêm.

Top hiện tượng không gian khiến não tan chảy

(Kiến Thức) - Tinh vân hình vuông đỏ lạ, tinh vân Đại Bàng, va chạm trong thiên hà… là những hiện tượng không gian có thể khiến “não tan chảy” vì khó hiểu.

Tinh vân hình vuông đỏ kỳ lạ. Mọi thứ trong không gian hầu như được biết đến có hình tròn, chỉ riêng tinh vân hình vuông đỏ (nằm trong khoảng cách 5 nghìn năm ánh sáng trong dải Ngân hà), có hình vuông bừng sáng màu đỏ khổng lồ, với phần lõi bên trong trắng sáng là điều lạ nhất được phát hiện.
Tinh vân hình vuông đỏ kỳ lạ. Mọi thứ trong không gian hầu như được biết đến có hình tròn, chỉ riêng tinh vân hình vuông đỏ (nằm trong khoảng cách 5 nghìn năm ánh sáng trong dải Ngân hà), có hình vuông bừng sáng màu đỏ khổng lồ, với phần lõi bên trong trắng sáng là điều lạ nhất được phát hiện. 

Những điều huyền bí đáng kinh ngạc trong lòng đại dương

(Kiến Thức) - Điểm sâu nhất của đại dương có độ sâu tối đa hơn 10 cây số. Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ. 

Có hàng ngàn ngọn núi trồi lên ở đáy đại dương. Tất cả chúng đều cao ít nhất 1,5km. Số lượng các ngọn núi dưới nước hiện đang tăng lên với cấp số nhân và kích thước giảm xuống.
Có hàng ngàn ngọn núi trồi lên ở đáy đại dương. Tất cả chúng đều cao ít nhất 1,5km. Số lượng các ngọn núi dưới nước hiện đang tăng lên với cấp số nhân và kích thước giảm xuống. 

Các nhà khoa học khám phá ra loài nhuyễn thể Nam Cực (có tên khoa học là Euphausia superba) sống và kiếm ăn ở độ sâu 3000m ở vùng biển bán đảo Nam Cực. Loài giáp xác giống tôm này vốn trước đó được cho là chỉ sống ở vùng biển nông. Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của các nhà khoa học về chuỗi thức ăn dưới đáy biển.
Các nhà khoa học khám phá ra loài nhuyễn thể Nam Cực (có tên khoa học là Euphausia superba) sống và kiếm ăn ở độ sâu 3000m ở vùng biển bán đảo Nam Cực. Loài giáp xác giống tôm này vốn trước đó được cho là chỉ sống ở vùng biển nông. Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của các nhà khoa học về chuỗi thức ăn dưới đáy biển. 

Nhuyễn thể Nam Cực (Euphausia superba) ăn các loài thực vật phù du (điểm khởi đầu cho chuỗi thức ăn của sinh vật biển), và chúng lại trở thành mồi cho rất nhiều loài động vật khác bao gồm cá, chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi.
Nhuyễn thể Nam Cực (Euphausia superba) ăn các loài thực vật phù du (điểm khởi đầu cho chuỗi thức ăn của sinh vật biển), và chúng lại trở thành mồi cho rất nhiều loài động vật khác bao gồm cá, chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi.  

Có một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là do bầu trời có màu xanh lam. Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt chỉ khi được nhìn thấy với một thể tích lớn. Trong khi sự phản chiếu bầu trời có đóng góp vào biểu hiện màu xanh lam của bề mặt đại dương, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của các hạt nhân các phân tử nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới.
Có một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là do bầu trời có màu xanh lam. Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt chỉ khi được nhìn thấy với một thể tích lớn. Trong khi sự phản chiếu bầu trời có đóng góp vào biểu hiện màu xanh lam của bề mặt đại dương, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính.  Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của các hạt nhân các phân tử nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới. 

Diện tích của đại dương trên toàn thế giới khoảng 361 triệu km2, dung tích khoảng 1,3 tỷ km3, độ sâu trung bình khoảng 3.790m. Gần một nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3.000 m.
Diện tích của đại dương trên toàn thế giới khoảng 361 triệu km2, dung tích khoảng 1,3 tỷ km3, độ sâu trung bình khoảng 3.790m.  Gần một nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3.000 m. 

Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana trong Thái Bình Dương, gần quần đảo Bắc Mariana. Nó có độ sâu tối đa là 10.923 m. Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ.
Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana trong Thái Bình Dương, gần quần đảo Bắc Mariana. Nó có độ sâu tối đa là 10.923 m. Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ. 

Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng.
 Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng. 

80% sinh vật trên Trái đất này sống dưới đáy biển, trong đó có hàng tỷ tỷ loại vi khuẩn mà giới khoa học vẫn chưa biết đến.
80% sinh vật trên Trái đất này sống dưới đáy biển, trong đó có hàng tỷ tỷ loại vi khuẩn mà giới khoa học vẫn chưa biết đến. 

Dưới đáy biển không có ánh sáng, do đó nó không có thực vật.
Dưới đáy biển không có ánh sáng, do đó nó không có thực vật.