Phát hiện kinh ngạc quanh thiên hà xoắn ốc NGC 4051

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chụp một hình ảnh chi tiết ngoạn mục về một thiên hà xoắn ốc có tên là NGC 4051, phát hiện nhiều điều thú vị.

Được biết, NGC 4051 là một thiên hà xoắn ốc trung gian nằm trong chòm sao Ursa Major. Nó được phát hiện vào ngày 6/ 2 /1788 bởi nhà thiên văn học người Anh William Herschel.

Còn được gọi là LEDA 38068, UGC 7030 và IRAS 12005 + 4448, NGC 4051 nằm cách Trái đất khoảng 45 triệu năm ánh sáng, ở phía nam của cụm thiên hà Ursa.

Phat hien kinh ngac quanh thien ha xoan oc NGC 4051
 Nguồn ảnh: Phys.

Trong 4 thập kỷ qua, đã có nhiều siêu tân tinh hình thành trong thiên hà.

Vào năm 1983, siêu tân tinh SN 1983I được phát hiện, lần thứ hai vào năm 2003 có siêu tân tinh SN 2003ie và lần gần đây nhất vào năm 2010 có SN 2010br được phát hiện.

Những siêu tân tinh này được nhìn thấy rải rác khắp trung tâm và vùng nhánh xoắn ốc của thiên hà NGC 4051.

Riêng SN 1983I và SN 2010br đều được phân loại là siêu tân tinh loại Ic.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Núi lửa bùng nổ tạo ra khối đá lạ trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Tàu thám hiểm sao Hỏa của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tập trung vào một khu vực có tên là Nili Fossae. Điều ấn tượng là khu vực này có nhiều vết nứt nẻ kỳ lạ.

Vùng Nili Fossae cũng có một số tảng đá nứt nẻ ở kiểu dạng đặc thù. Bên trong chứa một chất khoáng gọi là olivin, cùng các loại đá chứa serpentine và carbonate.

Nhưng chính chất khoáng olivin đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Các chuyên gia cho rằng, những tảng đá chứa chất khoáng này có thể là kết quả của một sự kiện địa nhất nào đó diễn ra cách đây khoảng 3,6 tỷ đến 4 tỷ năm trước trên sao Hỏa.

Chụp thiên hà xoắn ốc NGC 2903, "săm soi" lỗ đen siêu lớn

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Không gian Hubble vừa chụp cận cảnh một thiên hà xoắn ốc, tương tự như thiên hà Milky Way của chúng ta. Hình ảnh sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về các lỗ đen siêu lớn trong các thiên hà lớn.

Bức ảnh mới cho thấy một môi trường bụi bặm, màu đỏ cam với những ngôi sao màu tím, phát sáng giữa những vệt bụi màu đen. Thiên hà xoắn ốc đặc biệt này có tên là NGC 2903 và nằm cách Trái đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao Leo.

Chup thien ha xoan oc NGC 2903,
Nguồn ảnh: Phys.