Phát hiện hành tinh mới, hiểu thêm về vũ trụ sơ khai

(Kiến Thức) - Một hành tinh mới được ví như hạt đậu xanh vừa được phát hiện, cung cấp những hiểu biết mới nhất về vũ trụ sơ khai.

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt gặp hình ảnh một hành tinh nhỏ gọn có tên gọi là J0925.
Hành tinh mới J0925 có đường kính 6000 năm ánh sáng, và lớn gấp 20 lần so với thiên hà Milky Way.
Các nhà khoa học dự đoán rằng, hành tinh nhỏ như hạt đậu xanh trong vũ trụ này có thể xuất hiện từ thời xa xưa, lúc vũ trụ sơ khai và xuất hiện trong kỷ nóng nhất trong vũ trụ, có thể là 13 tỷ năm trước.
Phat hien hanh tinh moi, hieu them ve vu tru so khai
 
Các nhà khoa học đã sử dụng một máy quang phổ cực tím kết hợp với kính viễn vọng Hubble trong không gian để quan sát, kết quả cho thấy hành tinh J0925 phát ra một lượng lớn hạt photon ion hóa trên đường di chuyển của mình.
“Đây là một thiên hà đẹp, tuyệt vời và vô cùng quan trọng, nó từng chứng kiến và tồn tại qua các kỷ tiến hóa, thay đổi trong vũ trụ, lần phát hiện này cho thấy, nó đang cung cấp cho chúng ta những hiểu biết thú vị hơn về vũ trụ thủa sơ khai".
Hiện các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu hành tinh “Hạt đậu xanh” và sẽ có những công bố chính thức vào năm 2018.
Thông tin vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.com
Theo PHYS

Choáng ngợp những ảnh thiên hà bí ẩn nhất vũ trụ (1)

(Kiến Thức) - Hình ảnh thiên hà bí ẩn xuất hiện trong không gian vừa sáng tạo, vừa ma quái kích thích con người khám phá các bí ẩn vũ trụ.

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)
Vũ trụ luôn khiến con người say mê khám phá, trong đó các hình ảnh thiên hà bí ẩn là đối tượng được theo dõi nhiều nhất. Đây là ảnh chụp tinh vân nhện đỏ, cách Trái đất 3.000 năm ánh sáng xuất hiện trong không gian vô cùng ma quái. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-2
Tinh vân Veil, cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng gợi liên tưởng đến những bí ẩn vũ trụ rợn người. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-3
Messier 69 là cụm sao cầu trong chòm sao Nhân Mã. Nó nằm cách Trái đất 29.700 năm ánh sáng và có bán kính 42 năm ánh sáng, là một trong những cụm sao cầu giàu thành phần kim loại. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-4
Những cơn bão khí trong tinh vân Thiên Nga tạo thành hình thù như những con quái vật.  

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-5
 Tinh vân Oyster (hàu). Có lẽ vì hình dạng của nó mà tinh vân này mới được đặt tên như vậy, nó nằm cách Trái đất 5.000 năm ánh sáng.

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-6
Trung tâm của thiên hà Messier 61, nằm cách Trái đất 100.000 năm ánh sáng, trông như tâm của một cơn bão khủng khiếp. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-7
Cụm thiên hà Abell 2390, cách Trái đất 2,7 tỷ năm ánh sáng. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-8
Ảnh chụp Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc. Đây là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, kéo dài 340 năm.  

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-9
Sao V838 Monocerotis, cách Trái đất khoảng 20 nghìn năm ánh sáng. Đây là một ngôi sao khổng lồ, đang giãn nở. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-10
 Tinh vân Đầu Ngựa nằm cách Trái đất khoảng 1500 năm ánh sáng. Hình dạng xoáy của đám mây khí và bụi tối của tinh vân này trông giống với hình đầu ngựa. Màu đỏ sáng của tinh vân có nguồn gốc chủ yếu từ phân tử khí hidro đằng sau tinh vân.

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-11
Tinh vân Tarantula (tinh vân nhện Tarantula) có thể quan sát được ở khoảng cách 170.000 năm ánh sáng từ Trái đất. Hình dạng của tinh vân giống như chiếc chân rất dài của con nhện. Nó là một kỳ quan không gian. 

Choang ngop nhung anh thien ha bi an nhat vu tru (1)-Hinh-12
Tinh vân Eskimo nằm trong chòm sao Gemini, cách Trái đất khoảng 5000 năm ánh sáng. Nó có hình dạng một khuôn mặt bên trong bộ trang phục parka (một loại áo da có mũ chùm đầu của người Eskimo).

Ảnh thiên hà kỳ ảo qua ống kính nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh gia thiên văn người Áo muốn để mọi người biết tường tận vẻ đẹp của vũ trụ qua chùm ảnh thiên hà kỳ ảo của mình.

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh
Gerald Rhemann là một nhà nhiếp ảnh thiên văn người Áo. Ông đam mê chụp ảnh thiên văn từ năm 1989. Trong hình là một trong những bức ảnh thiên hà kỳ ảo qua ống kính nhiếp ảnh của Gerald.

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-2
"Tôi muốn đưa những vật thể mờ nhạt trên trời cao đến với cuộc sống này, để mọi người thấy hình ảnh vũ trụ của chúng ta đẹp đến mức nào", Rhemann nói. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-3
Nhiếp ảnh gia người Áo cho hay, ông chụp ảnh vũ trụ không phải chỉ vì đam mê mà còn vì mục đích khoa học. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-4
Trong cuộc phỏng vấn với In Sight, Rhemann nói: "Ngay từ lúc bắt đầu, các thiên hà xa xôi, tinh vân và sao chổi đã thu hút sự chú ý của tôi". 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-5
Người đàn ông này cho biết, sau một thời gian, ông nhận ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng tại các vùng đô thị khiến ông không thể tạo ra những bức ảnh đẹp. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-6
Vì vậy, Rhemann bắt đầu tới những vùng quê như thung lũng dưới dãy Alps. Tại đây, bầu trời về đêm rất tối. Nó không chịu ảnh hưởng của ánh sáng đèn. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-7
Sau đó, ông thường xuyên tới Namibia, một quốc gia thuộc phía tây nam châu Phi, để chụp ảnh bầu trời tại phía nam sa mạc Kalahari. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-8
Bên cạnh đó, Rhemann xây dựng một đài quan sát đầy đủ tiện nghi tại thị trấn Eichgraben, gần thành phố Vienna. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-9
"Để chụp bức ảnh theo thể loại này, bạn không cần có kiến thức sâu về thiên văn học. Tuy nhiên, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã quen với những chòm sao chính", Rhemann nói. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-10
Nhiếp ảnh gia thường tạo ra những bức ảnh thiên văn từ máy ảnh tích hợp công nghệ cảm biến CCD và nhiều bộ lọc khác nhau. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-11
Theo Rhemann, thời gian phơi sáng của máy ảnh khá lâu, có thể kéo dài hàng giờ. Do đó, gắn máy ảnh lên mâm quay xích đạo kiểu kính thiên văn để cân đối với vòng quay của trái đất là việc rất cần thiết. 

Anh thien ha ky ao qua ong kinh nhiep anh-Hinh-12
"Niềm đam mê của tôi trong ba năm qua là săn hình ảnh của những ngôi sao chổi, một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực chụp ảnh thiên văn", ông tâm sự.