Phát hiện hai ngôi cổ tự PG trong quần thể phế tích của Angkor

Bộ Môi trường Campuchia đang khảo sát hai ngôi già lam cổ tự Phật giáo, có thể được kiến tạo vào thời kỳ Angkor đầu tiên ở Ratanakkiri, vùng cao nguyên Đông Bắc hẻo lánh của Vương quốc Campuchia.

Cư sĩ Lim Vanchan, Phó Giám đốc Phòng Thông tin, giáo dục và tuyên truyền của Bộ Môi trường cho biết, mới đây Bộ Môi trường đã khám phá các di tích Phật giáo cổ kính, bao gồm các ngôi già lam cổ tự Ou Preah và Yak Nang.
Ngôi già lam cổ tự Ou Preah, tọa lạc trong khu bảo tồn động vật hoang dã Lumphat, được xây dựng vào thế kỷ 10 hoặc 11.
 
Ou Preah được xây dựng bằng đá ong và gạch nung, hướng về phía Đông, nằm trên bờ sông Serepôk (được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng Ea H’Leo. Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, một tỉnh ở cao nguyên Đông Bắc của Campuchia).
Cư sĩ Lim Vanchan nói: “Chúng tôi tìm thấy hai tấm bệ, mỗi tấm có hai lỗ, ở mỗi bên đều có một pho tượng Phật. Chúng tôi tìm thấy những mảnh vỡ. Theo những người dân tộc thiểu số trong khu vực, bình rượu đã từng được xem là vật phẩm có giá trị trong quá khứ, nó được trao đổi với gia súc khi một thành viên trong gia đình qua đời. Sau đó họ chọn xác người chết, đặt bình lên đầu và trồng một cái cây”.
Ngôi già lam cổ tự Yak Nang, được phát hiện trong vườn quốc gia O'Yaday, ngôi cổ tự này lớn hơn ngôi cổ tự Ou Preah. Ngôi cổ tự này được xây dựng bằng đất sẻ và hướng về phía Đông, nó đã bị thiệt hại rất nhiều.
 
Bộ Môi trường sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa và nghệ thuật Campuchia để bảo vệ và bảo tồn các ngôi già lam cổ tự. Cư sĩ Heng Sophady, Phó Giám đốc Di sản Văn hóa tại Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia cho biết, Yak Nang đã được phát hiện vào năm 2013. Nhà chức trách không công bố thông tin bởi sợ những kẻ cướp bóc làm tổn hại đến di sản quý giá.
“Chúng tôi thấy ngôi cổ tự Yak Nang, nhưng chúng tôi không biết về ngôi cổ tự Ou Preah. Trước tiên chúng tôi sẽ liên lạc với Sở Văn hóa tỉnh Ratanakkiri, bởi chúng tôi đã tìm thấy một ngôi cổ tự Phật giáo, ngôi cổ tự Preah Puth ở huyện Veun Sai, tỉnh Ratanakkiri, Đông Bắc Campuchia. Đó có thể cũng thuộc một quần thể của ngôi già lam cổ tự, chúng ta cần điều tra xem có phải như vậy không?”.

Điều đặc biệt của cầu sắt Bạch Hổ trăm tuổi ở xứ Huế

(Kiến Thức) - Cầu sắt Bạch Hổ là một di tích quan trọng gắn với nhiều thăng trầm lịch sử của xứ Huế và cả lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

Bắc qua sông Hương ở góc Tây Nam kinh thành Huế, cầu sắt Bạch Hổ là tên thường gọi của cây cầu đường sắt có tuổi đời một thế kỷ ở đất Cố đô.
Bắc qua sông Hương ở góc Tây Nam kinh thành Huế, cầu sắt Bạch Hổ là tên thường gọi của cây cầu đường sắt có tuổi đời một thế kỷ ở đất Cố đô.

Ruộng bậc thang Việt Nam lọt Top điểm nên đến một lần trong đời

(Kiến Thức) - Theo danh sách của Bright Side, ruộng bậc thang của Việt Nam, Mont Saint-Michel ở Pháp là hai trong số những điểm đến mà bạn nên đến một lần trong đời.

Trong danh sách những điểm đến nên đến 1 lần trong đời, Bright Side ca ngợi ruộng bậc thang của Việt Nam. Nơi đây được đánh giá là một điểm đến tuyệt đẹp trên thế giới mà du khách nên ghé thăm.
Trong danh sách những điểm đến nên đến 1 lần trong đời, Bright Side ca ngợi ruộng bậc thang của Việt Nam. Nơi đây được đánh giá là một điểm đến tuyệt đẹp trên thế giới mà du khách nên ghé thăm. 

Lời Phật dạy: Ba căn lành chẳng thể cùng tận

Người đệ tử Phật đều tin hiểu Tam bảo là ruộng phước tốt lành ở thế gian. Gieo trồng công đức, phước báo với Tam bảo là pháp tu phổ biến, là căn lành cho tất cả những người con Phật.

Nên quy kính Tam bảo, phụng hành Tam bảo, nương theo ánh sáng Tam bảo soi đường là pháp tu căn bản cho người sơ cơ mới vào đạo nhưng đồng thời cũng xuyên suốt trong pháp hành của các bậc Thánh giả thú hướng Niết bàn.

Lộ trình căn bản của người tu Phật là từng bước thành tựu phước và trí. Đức Phật là bậc phước trí tròn đầy. Hàng đệ tử Phật thì trọn đời tinh cần vun bồi phước đức và trí tuệ. Trong các thiện pháp mà người đệ tử Phật thực thi trong đời sống hàng ngày thì gieo trồng thiện căn công đức nơi Tam bảo là thù thắng nhất.