Phân khúc nhà liền thổ vẫn sống khỏe giữa đại dịch

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam, dù chịu nhiều tác động từ dịch đại dịch COVID-19 nhưng giá bán bất động sản nhà liền thổ tại TP HCM vẫn có mức tang khá ấn tượng.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết trong 6 tháng vừa qua, nguồn cung phân khúc nhà liền thổ, biệt thự, nhà phố, nguồn cung sơ cấp trong 6 tháng chỉ hơn 770 căn, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Lượng tồn kho phân khúc biệt thự, nhà phố tại thị trường TP HCM ít nên không có nhiều sự tăng giá trong những sản phẩm đang chào bán.

Tuy nhiên, giá bán tại thị trường thứ cấp lại có mức tăng giá khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do người Việt Nam vẫn ưu tiên nhà ở liền thổ hơn. Do đó, những sản phẩm nhà phố, đặt biệt là các sản phẩm được phát triển trong các dự án rất được nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ cũng rất tốt.

Dự báo về diễn biến của phân phúc này trong thời gian tới, bà Trang nói rằng từ nửa cuối năm 2021 đến 2023, nguồn cung của phân khúc nhà ở liền thổ vẫn tập trung chủ yếu tại khu đông của TP HCM. Nguồn cung ở đây chiếm khoảng 32% trên tổng số nguồn cung mới đến năm 2023. Các doanh nghiệp phát triển đổ dồn về khu Đông là kết quả kế thừa của sự phát triển hạ tầng trong thời gian vừa qua, cũng như mức độ đô thị hóa ở khu vực này đang phát triển rất nhanh.

Phan khuc nha lien tho van song khoe giua dai dich
 Ảnh minh họa.

Nhìn vào kế hoạch phát triển hạ tầng tại TP HCM từ nay đến năm 2025, nhiều dự án hạ tầng lớn tại khu Đông cũng đang nằm trong kế hoạch. Do vậy, Savills kỳ vọng rằng việc nâng cấp, mở rộng những tuyến đường lớn này sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây phát triển tốt hơn trong tương lai.

Còn về căn hộ, chuyên gia Savills Việt Nam dự báo từ đây đến cuối năm, nguồn cung của phân khúc này được giới thiệu ra thị trường không nhiều, khoảng 6.800 căn từ 22 dự án, chủ yếu là các căn hộ hạng C, chiếm 47% thị phần. Mặc dù vậy, với tình hình dịch bệnh hiện nay thì thời gian mở bán tại các dự án có thể sẽ chậm lại so với dự kiến của họ ở đầu quý 2/2021.

Do đó, nguồn cung trong quý 3/2021 có thể vẫn khá hạn chế. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng kỳ vọng rằng trong quý 4 thì các dự án sẽ bắt đầu mở bán với các chiến lược về marketing cũng như quảng bá sản phẩm theo xu hướng chuyển đổi số nhiều hơn để tiếp cận khách hàng tốt hơn.

“Trong 6 tháng tới, thị trường bất động sản TP HCM vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức của việc bùng phát dịch bệnh, bởi COVID-19 vẫn là bệnh dịch khó lường trước và có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, dịch bệnh vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các chủ đầu tư. Họ có thể xoay chuyển, linh động hơn, lên kế hoạch tốt hơn cho việc bán hàng khi đại dịch được kiểm soát.

Với kỳ vọng sẽ kiểm soát được dịch bệnh trên cả nước trong quý 3/2021 cùng với các chiến dịch tiêm vắc xin cho cộng đồng cũng đang được triển khai rộng rãi, nhanh chóng, thị trường sẽ có những dự án tiếp tục mở bán vào những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022. Mặc dù vậy, mức độ sẽ không bùng phát như những thời điểm trước đây, mà có thể sẽ chậm chạp hơn, khôi phục một cách bền vững hơn”, bà Trang nói.

Còn JLL dự đoán quỹ đất hạn chế ở TP HCM và sự gia nhập của các dự án tích hợp chất lượng cao ở các tỉnh vệ tinh, giá bán sơ cấp trung bình của loại hình nhà liền thổ tại khu vực miền Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Thị trường bất động sản TP HCM cuối năm diễn biến ra sao?

(Vietnamdaily) - Nếu những tháng đầu năm 2019 thị trường bất động sản đang chững lại thì quý cuối năm được dự đoán có nhiều tín hiệu tích cực.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản cuối năm?

Theo đại diện CBRE Việt Nam, quý cuối năm 2019 và năm 2020, thị trường căn hộ được kỳ vọng sẽ có thêm khoảng 42.000 sản phẩm với các dự án mới, chủ yếu ở các quận ven TP.

Nhà đất quận 7 tăng giá cao nhất tại TP HCM trong quý II

(Vietnamdaily) -Giá nhà đất trung bình tại TP.HCM trong quý II tăng 13%, trong đó quận 7 ghi nhận mức tăng cao nhất với 20%.

Báo cáo thị trường TP HCM với phân khúc nhà phố, biệt thự của Savills cho biết trong quý II, nguồn cung hạn chế đã đẩy giá bán thứ cấp tăng khoảng 13% cùng kỳ năm trước. Quận 7 có mức tăng giá cao nhất, khoảng 20%, tiếp theo là các quận 9, Nhà Bè, quận 2, Gò Vấp, tăng từ 13% đến 19%.

Nguồn cung được cho là ngày càng khan hiếm, trong 6 tháng chỉ hơn 770 căn, thấp nhất trong 5 năm qua và giảm 44% cùng kỳ năm trước. Sản phẩm mới tập trung tại các quận nội thành như quận 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Phú.

Vạn Thịnh Phát làm ăn ra sao khi sai phạm dính đến đất công?

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sai phạm dính đến đất công gồm 5 cổ đông sáng lập, trong đó bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 80% cổ phần doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) là doanh nghiệp sai phạm dính đến đất công mà Thanh tra Chính phủ vừa kết luận có địa chỉ tại số 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP. HCM.
Công ty này được thành lập vào tháng 6/1992. Người đại diện theo pháp luật là Trương Huệ Vân. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.