Phải làm rõ Asanzo có lừa dối người tiêu dùng?

(VietnamDaily) - TS Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia có đưa ra một vài vấn đề của công ty Asanzo nghi lừa dối người tiêu dùng, theo đó, phải làm rõ hành vi đúng, hành vi sai của Asanzo.
 

Ngày 30/7, tại cuộc họp báo chuyên đề thông tin về kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm của Ban chỉ đạo 389, TS Đàm Thanh Thế cho biết, hiện Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã giao cho các lực lượng chức năng như Công an, tài chính, hải quan, thuế… tập trung phối hợp làm rõ những hành vi đúng sai của công ty Asanzo.
TS Đàm Thanh Thế cho hay: "Vụ việc đang được cơ quan chức năng xử lý, nếu có hành vi vi phạm, sẽ xử lý nghiêm bảo vệ thương hiệu Việt Nam, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng".
Phai lam ro Asanzo co lua doi nguoi tieu dung?
Cuộc họp báo chuyên đề thông tin về kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng. (Ảnh Công Lý).
Trước vấn đề, hàng giả không rõ nguồn gốc, hàng giả mang nhãn mác “Made in Vietnam”, Ban chỉ đạo 389 đã có công văn yêu cầu Ban chỉ đạo 389 trên 63 tỉnh thành ra soát, đánh giá và báo cáo với Ban chỉ đạo 389 quốc gia.
Lãnh đạo Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia nói: "Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo và trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ,  Ban chỉ đạo 389 quốc gia có kế hoạch tăng cường phòng chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh các hàng hóa giả mạo nhãn mác xuất xứ Việt Nam do Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ký ban hành.
Trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và giao cho các lực lượng chức năng tổ chức thực hiện để làm sao ngăn chặn không để tình trạng buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác xuất xứ Việt Nam".
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, 6 tháng đầu năm 2019, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động.
Đặc biệt, nổi lên tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy; hàng hóa sản xuất từ nước ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, nhãn mác “Made in Vietnam” để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Việt Nam và thiệt hại cho người tiêu dùng.
Cũng liên quan tới vụ việc Asanzo, trước đó tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138) và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sáng 25/7, ông Nguyễn Văn Cẩn, tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết cố gắng trong 2 tuần (kể từ ngày 25/7) sẽ đưa ra kết luận về hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan đến nhóm hàng điện tử, điện lạnh.
Ông Cẩn cũng thông tin vừa khởi tố vụ án liên quan đến hành vi một công ty con của công ty này nhập khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam đưa hàng vào tiêu thụ nội địa.
Ở chiều ngược lại, ngày 26/7, TAND quận 11, TP.HCM cho biết, vừa nhận được đơn khởi kiện của Công ty cổ phần tập đoàn Asanzo (Asanzo) khởi kiện báo Tuổi Trẻ, yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại.
Hiện TAND quận 11 đang xem xét đơn khởi kiện này theo trình tự tố tụng. Sau 8 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn kiện, tòa sẽ thông báo kết quả xử lý đơn.
Theo đơn khởi kiện của Asanzo, việc báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài “Điều tra lật tẩy Asanzo” với nhiều cáo buộc gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp này.
Cụ thể, các tội danh mà báo Tuổi Trẻ quy kết cho Asanzo như “thay đổi xuất xứ hàng hóa”, “lừa người tiêu dùng”, “qua mặt cơ quan quản lý”, “lập công ty ma”…là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc khi chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền hay bản án có hiệu lực pháp luật.
Asanzo khẳng định: "tội danh giả xuất xứ hàng hóa mà báo Tuổi Trẻ quy kết cho chúng tôi và mô tả quy trình sản xuất TV cắt xén nhiều khâu một cách có chủ ý, khiến người đọc hiểu sai về hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty chúng tôi là 2 quy kết nguy hại nhất, là 2 nguyên nhân chính gây nên tổn thất cho việc kinh doanh của công ty chúng tôi”.
Hiện vụ Asanzo nghi lừa dối người tiêu dùng vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.
>>> Xem thêm Video: Tranh cãi quanh chiếc tivi Asanzo "Made in Vietnam"
Nguồn: VTC.

Công ty 'ma' nhập hàng Trung Quốc cho Asanzo rồi đội lốt hàng Việt Nam chất lượng cao

Asanzo luôn tự “thổi” mình là hàng Việt Nam với “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”. Thậm chí, có bài truyền thông ca ngợi Asanzo tận mây xanh với sứ mệnh “chặn đứng bước tiến của hàng Trung Quốc” cách đây chưa lâu.

Cong ty 'ma' nhap hang Trung Quoc cho Asanzo roi doi lot hang Viet Nam chat luong cao
 Quá trình theo dõi tại cảng Cát Lái và các container tình nghi
Trung tuần tháng Tư vừa qua, chúng tôi đã bám trụ tại cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM), nơi thông quan của những container có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến các sản phẩm Trung Quốc giả mạo nhãn mác “made in Vietnam”.

Chân dung chủ hương hiệu Việt Asanzo Phạm Văn Tam bị tố xài đồ Trung Quốc

(VietnamDaily) - CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.  Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 

Chan dung chu huong hieu Viet Asanzo Pham Van Tam bi to xai do Trung Quoc
Thông tin Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam mới đây đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Giữa nghi vấn dùng hàng Trung Quốc gắn nhãn Việt, CEO 8x của Asanzo nói gì?

(VietnamDaily) - Chủ tịch Tập đoàn Điện tử Asanzo cho biết, người tiêu dùng đang hiểu lầm Asanzo, họ nghĩ doanh nghiệp này nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc sau đó về lột tem và dán tem nhãn "made in Việt Nam" vào để bán.