Thấy gì từ việc Hòa Phát "thoát án" thuế chống bán phá giá HRC tại EU?

Thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát chính thức không bị EU áp thuế chống bán phá giá, với thuế suất xuất khẩu vào châu Âu là 0%.

Ngày 16/7/2025, Ủy ban châu Âu (EC) ban hành quyết định cuối cùng liên quan đến vụ điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam. Theo đó, sản phẩm HRC của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) không bị áp thuế chống bán phá giá, với thuế suất là 0%.

Trong khi đó, mức thuế dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khác là 12,1%; Nhật Bản từ 6,9% đến 30,4%; và Ai Cập là 11,7%.

Kết quả này giúp Hòa Phát tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh tại thị trường châu Âu, đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng HRC Hòa Phát trong hoạt động xuất khẩu mà không lo rào cản về nguồn gốc xuất xứ và phá giá nguyên liệu.

Theo Hòa Phát, việc không bị áp thuế phản ánh năng lực nội tại, khả năng kiểm soát chi phí sản xuất và sự minh bạch trong hệ thống kế toán. Trong quá trình điều tra, doanh nghiệp đã chủ động cung cấp đầy đủ dữ liệu, hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra của EU.

hrc-2.jpg
Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 8/8/2024, EC đã khởi xướng cuộc điều tra chống bán phá giá với các sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Giai đoạn điều tra kéo dài từ 11/4/2023 đến 31/3/2024 (đối với hành vi bán phá giá), và từ 1/1/2021 đến 31/3/2024 (đối với thiệt hại).

Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Tập đoàn đang đầu tư hoàn thiện lò cao số 6 thuộc phân kỳ 2 của dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, dự kiến đi vào hoạt động tháng 9/2025. Khi hoàn tất, tổng công suất thiết kế toàn Tập đoàn sẽ đạt 16 triệu tấn thép/năm, trong đó có 9 triệu tấn HRC – đáp ứng 100% nhu cầu thị trường nội địa.

Về kết quả kinh doanh, quý 2/2025, Hòa Phát ghi nhận doanh thu hơn 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.300 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt hơn 74.000 tỷ đồng, tăng 5%; lợi nhuận sau thuế hơn 7.600 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ.

Năm 2025, Hòa Phát đặt kế hoạch kinh doanh 170.000 tỷ đồng doanh thu và 15.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả trên, sau 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đã hoàn thành 44% kế hoạch doanh thu và 51% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Nhóm thép và các sản phẩm liên quan đóng góp chính với gần 90% vào doanh thu hợp nhất Tập đoàn.

Công bố thông tin sai lệch, Xuất nhập khẩu Việt Phát bị phạt 235 triệu đồng

Sai phạm công bố thông tin khiến Việt Phát lĩnh án phạt 235 triệu đồng từ UBCKNN, bao gồm công bố thông tin không đúng thời hạn và công bố thông tin sai lệch.

Ngày 07/07/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 375/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (Tập đoàn Việt Phát, HoSE: VPG).

Cụ thể, VPG bị xử phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn liên quan đến Bản án phúc thẩm số 549/2023/HC-PT của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội về việc khiếu kiện quyết định hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế. Công ty chậm công bố bản án trên hệ thống thông tin của UBCKNN, HoSE và cả trang thông tin điện tử doanh nghiệp.

Cát Bà Amatina có chủ mới sau 15 năm "đắp chiếu"?

Sau hơn một thập kỷ “đắp chiếu”, siêu dự án Cát Bà Amatina được kỳ vọng hồi sinh khi Hà Nội Anpha chi hơn 2.400 tỷ thâu tóm.

Ngày 3/7/2025, Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha (Hà Nội Anpha) đã chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC – UPCoM: VCR) sau khi mua vào hơn 48,43 triệu cổ phiếu VCR, tương đương 23,06% vốn điều lệ doanh nghiệp. Trước giao dịch, công ty này chưa từng nắm giữ cổ phiếu VCR.

Giao dịch được thực hiện theo hình thức thỏa thuận với tổng giá trị hơn 2.402 tỷ đồng, tương ứng mức giá bình quân 49.600 đồng/cổ phiếu – cao hơn gần 10% so với giá thị trường thời điểm công bố.