Ong bắp cày đực dùng gai nhọn đâm vào miệng ếch để thoát thân

Video mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Kobe ghi lại cho thấy một con ong bắp cày đực bị ếch túm gọn trong miệng. Nhưng nó đã dùng gai nhọn chích vào miệng ếch.

Những con ong bắp cày cái có nọc độc để ngăn chặn kẻ săn mồi, nhưng những con đực lại không có sự bảo vệ này. Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ong bắp cày đực có chiến lược phòng thủ đặc biệt khác.
Đó là những chiếc gai nhọn trong bộ phận sinh dục của ong bắp cày đực. Chúng tấn công, đâm chọc vào những kẻ săn mồi để khỏi bị ăn thịt.
Ong bap cay duc dung gai nhon dam vao mieng ech de thoat than
 
Video mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Kobe ghi lại cho thấy một con ong bắp cày đực bị ếch túm gọn trong miệng. Nhưng nó đã dùng gai nhọn đâm chích vào miệng ếch khiến kẻ săn mồi phải nhả ra ngay lập tức.
Nhà nghiên cứu Shinji Sugiura giải thích rằng: "Cơ quan sinh dục của động vật đực thường nghiên cứu về mặt tương tác cụ thể giữa con đực và con cái nhưng hiếm khi xét về mặt tương tác giữa con mồi và động vật ăn thịt. Nghiên cứu mới nêu bật tầm quan trọng của cơ quan sinh dục đực như một phương pháp bảo vệ chống lại kẻ săn mồi".
Con ếch nhanh chóng buông con ong bắp cày và con ong bắp cày trốn thoát mà không hề hấn gì.
Khi quan sát những con ong bắp cày trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà nghiên cứu Tusjii phát hiện thêm rằng chúng không sử dụng gai nhọn khi giao phối với ong bắp cày cái.
Cơ quan sinh dục của ong bắp cày đực có chức năng như một hệ thống phòng thủ chống lại kẻ săn mồi. Vết đốt của ong bắp cày đực gây ra như một cơn đau bị kim châm chích. 
Nhà nghiên cứu Shinji Sugiura cho biết: "Dựa thêm vào kết quả quan sát của Tusjii, tôi đưa ra giả thuyết rằng cơ quan sinh dục nam hoạt động như một phương pháp bảo vệ chống lại kẻ săn mồi". 
Quan sát cuộc đụng độ giữa ong bắp cày và ếch cây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn một phần ba cuộc tấn công, ếch bị ong bắp cày châm chích từ những chiếc gai nhọn ở bộ phận sinh dục. Vì quá đau, cuối cùng, ếch phải nhả ong bắp cày ra.
Trong khi đó, nếu cắt bỏ cơ quan sinh dục của ong bắp cày đực thì ếch có thể dễ dàng nuốt chửng con mồi. Trái ngược với ong bắp cày cái, chúng có khả năng phòng vệ tốt hơn cá thể đực. Nghiên cứu cho thấy chưa đến một nửa số ếch cây lao ra tấn công ong bắp cày cái. Trong số những con ong bắp cày tấn công, 86,5% cuối cùng đã từ bỏ.

Video: Hà mã cứu linh dương đầu bò thoát khỏi hàm cá sấu

Hai chú hà mã đã khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bất ngờ khi lao lên tấn công con cá sấu để giúp chú linh dương đầu bò tạo ra màn thoát chết ngoạn mục.

Khi đang tham quan vườn quốc giaKruger ở Nam Phi, ông Mervyn Van Wyk và bà xã Tokkie đã may mắn ghi lại được một cảnh tượng cực hiếm trong thế giới động vật hoang dã. Đó chính là khoảnh khắc hà mã tấn công cá sấu để giải cứu linh dương đầu bò.

Video: Ha ma cuu linh duong dau bo thoat khoi ham ca sau

Cá sấu bắt linh dương đầu bò.

Bé trai 2 tuổi suýt bị hà mã nuốt chửng ở Uganda

Iga Paul, bé trai 2 tuổi người Uganda, đã may mắn sống sót sau khi bị một con hà mã tấn công, nuốt nửa người rồi nhả ra, CNN đưa tin.

Be trai 2 tuoi suyt bi ha ma nuot chung o Uganda

Hà mã là một trong những động vật nguy hiểm nhất hành tinh. Ảnh: Newsweek.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 4/12 (giờ địa phương) khi Paul đang chơi gần nhà ở hồ Katwe, quận Katwe-Kabatoro, miền Tây Nam Uganda.

Phát hiện hành tinh có quỹ đạo xoắn ốc, sắp tan trong “biển lửa“

Các chuyên gia lần đầu phát hiện một hành tinh đang quay theo đường xoắn ốc thay vì quỹ đạo ổn định. Đó chính là hành tinh Kepler-1658b. Với quỹ đạo trên, Kepler-1658b sẽ lao thẳng vào ngôi sao mẹ rồi tan biến trong "biển lửa".

Phat hien hanh tinh co quy dao xoan oc, sap tan trong “bien lua“
 Nhà nghiên cứu Shreyas Vissapragada đến từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian và các cộng sự đã phát hiện hành tinh Kepler-1658b đang quay theo quỹ đạo xoắn ốc. Hành tinh này cách Trái đất khoảng 2.600 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Nga.