Nước táo Martinelli’s bị thu hồi tại 28 bang của Mỹ

Hơn 7.200 lô nước táo đóng chai của thương hiệu Martinelli’s vừa bị thu hồi tại Mỹ sau khi phát hiện nguy cơ nhiễm patulin - loại độc tố do nấm mốc sinh ra có thể gây hại cho sức khỏe.

Theo vietq.vn, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông báo về việc thu hồi một số sản phẩm nước táo Martinelli’s đóng chai thủy tinh 10 ounce khoảng 296 ml, dạng chai tròn, được bán theo gói bốn chai tại 28 bang của Mỹ.
Đợt thu hồi này liên quan đến 7.234 thùng nước táo, tương đương 111 lô hàng, do lo ngại nhiễm patulin – một loại mycotoxin (chất độc do nấm mốc) được tạo ra bởi các loại nấm Penicillium, Aspergillus và Byssochylamys. Theo FDA, patulin có thể xuất hiện khi nấm mốc phát triển trên trái cây, ngũ cốc và pho mát, đặc biệt dễ tìm thấy trong các sản phẩm nước táo đã từng được bán hoặc nhập khẩu vào Mỹ trước đây. 
Cụ thể, danh sách các bang chịu ảnh hưởng bởi đợt thu hồi bao gồm: Alabama, Arkansas, Arizona, California, Connecticut, Delaware, Florida, Georgia, Iowa, Illinois, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Michigan, Missouri, Mississippi, North Carolina, New Hampshire, New Jersey, New York, Ohio, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia và Wisconsin.
Nuoc tao Martinelli’s bi thu hoi tai 28 bang cua My
Sản phẩm nằm trong diện thu hồi. Ảnh: nypost 
Theo phân loại của FDA, đây là vụ thu hồi cấp độ II, tức sản phẩm "có thể gây ra các hậu quả bất lợi tạm thời, có thể hồi phục về mặt y tế, hoặc khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe là thấp".
Được biết, nước táo của Martinelli’s được sản xuất bằng cách tiệt trùng nhanh, chiết nóng vào các chai mới, đóng nắp và làm mát nhanh để giữ hương vị táo tươi, theo thông tin trên trang web của công ty. Martinelli’s có trụ sở tại California nổi tiếng với các sản phẩm nước táo đóng chai thủy tinh từ năm 1868.
Hiện chưa có thông tin chính thức về việc nước táo Martinelli’s bị thu hồi tại Mỹ có ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam hay không. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã mua hoặc đang sử dụng nước táo Martinelli’s nhập khẩu, đặc biệt là loại chai thủy tinh tròn dung tích 296 ml (10 ounce), đóng gói bốn chai, cần lưu ý kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm. Các sản phẩm có mã vạch (UPC) 0 41244 04102 2 và hạn sử dụng 05/12/2026 nằm trong diện thu hồi.
Nếu phát hiện trùng khớp, người tiêu dùng nên ngừng sử dụng ngay lập tức và liên hệ với nơi bán để được hỗ trợ đổi trả sản phẩm. Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cũng có thể chủ động liên hệ cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương hoặc Bộ Y tế để được tư vấn thêm.

Khám phá “đôi mắt biếc” mê hoặc của Ninh Thuận

Vịnh Vĩnh Hy, “đôi mắt biếc” của Ninh Thuận, quyến rũ du khách với làn nước trong veo, núi non hùng vĩ và cảnh sắc hoang sơ.

Kham pha “doi mat biec” me hoac cua Ninh Thuan
 Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 40 km, Vịnh Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, hiện lên như một viên ngọc xanh biếc giữa trùng khơi.  
Kham pha “doi mat biec” me hoac cua Ninh Thuan-Hinh-2
 Ba mặt được bao bọc bởi những triền núi cao xanh thẫm, một mặt hướng thẳng ra biển khơi, Vĩnh Hy mang đến khung cảnh yên bình, thơ mộng.

Bộ Y tế đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả

Chiều 27/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản gửi Sở Y tế và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty Famimoto Việt Nam.

Cục An toàn thực phẩm cho biết đã nhận được thông tin trên một số báo điện tử về việc Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (địa chỉ: khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Bo Y te de nghi ra soat, thu hoi san pham mi chinh gia
 Số lượng mì chính giả được phát hiện. (Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ)

Hơn 28 tấn yến mạch ở Mỹ bị thu hồi

Hơn 28 tấn yến mạch của Công ty Grain Millers bị thu hồi tại Mỹ do nghi ngờ lẫn tạp chất nhựa.

Theo VietQ.vn, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa phát thông báo về việc thu hồi 63.200 pound (tương đương hơn 28 tấn) yến mạch của Công ty Grain Millers có trụ sở tại Eden Prairie, bang Minnesota (Hoa Kỳ) do “có khả năng lẫn tạp chất là nhựa”.
Theo FDA, hai dòng sản phẩm bị ảnh hưởng là yến mạch cuộn thường (regular rolled oats) và yến mạch cuộn ăn liền (quick rolled oats). Cả hai loại đều đóng gói dạng bao lớn (supersacks) dùng cho mục đích sản xuất thực phẩm quy mô lớn, như bánh ngũ cốc, granola hay các sản phẩm nướng.
Hon 28 tan yen mach o My bi thu hoi
 
Cụ thể, hai dòng sản phẩm bị thu hồi gồm yến mạch cuộn thường mã số 810239153, lô hàng 250131N-1, đóng gói trong bao lớn 1.800 pound, với tổng cộng 20 túi xuất xứ từ nhà máy tại Yorkton, Saskatchewan (Canada) và yến mạch cuộn ăn liền mã số 811176, lô hàng 250202N-2, đóng gói 1.600 pound/túi, tổng cộng 17 túi, cũng từ cùng nhà máy.
FDA cho biết các sản phẩm này chủ yếu được phân phối tới hai bang California và Indiana, nhiều khả năng cho các cơ sở chế biến thực phẩm quy mô lớn. Hiện chưa rõ cụ thể cách thức phát hiện tạp chất và FDA vẫn chưa xếp loại mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Theo thông lệ, FDA sẽ phân loại thu hồi theo ba mức: Loại I (nguy hiểm nghiêm trọng), Loại II (nguy cơ trung bình), và Loại III (ít nghiêm trọng).
Grain Millers được giới thiệu là nhà chế biến yến mạch hữu cơ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% thị phần Bắc Mỹ. Trên website chính thức, công ty mô tả yến mạch cuộn thường được sử dụng làm bột yến mạch nấu truyền thống hoặc nguyên liệu làm bánh, trong khi yến mạch cuộn ăn liền phù hợp hơn với ngũ cốc ăn sáng hoặc bánh thanh dinh dưỡng.
Dù sự cố lần này chủ yếu liên quan đến các đơn vị sản xuất quy mô lớn, người tiêu dùng cũng nên lưu ý, nhất là trong bối cảnh có những thông tin cho rằng FDA đang xem xét điều chỉnh quy trình thanh tra an toàn thực phẩm.
Yến mạch vốn được xem là thực phẩm tốt cho tim mạch nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giúp giảm cholesterol xấu. Tuy nhiên, sự cố như trên cho thấy rủi ro mất an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi sản xuất – đặc biệt khi sản phẩm được tiêu thụ ở quy mô lớn.