Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Nóng: Lần đầu tiên phát hiện hổ phách ở Nam Cực

15/11/2024 19:08

Các nhà khoa học Đức và Anh lần đầu tiên tìm thấy những mẫu hổ phách từ một bồn trầm tích ngoài khơi Nam Cực. Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng có niên đại khoảng 83 - 92 triệu năm tuổi.

Tâm Anh (theo Iflscience, Sci.news)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Lần đầu tiên các nhà khoa học Đức và Anh phát hiện mới những mẫu hổ phách từ một bồn trầm tích ngoài khơi Nam Cực. Theo đó, giới nghiên cứu đã thu được mẫu vật hổ phách từ các châu lục trên Trái đất. Đồng thời, họ có thể tìm hiểu thêm thông tin về những khu rừng Nam Cực, từng có khủng long sinh sống. Ảnh: Alfred-Wegener-Institut/V. Schumacher.
Lần đầu tiên các nhà khoa học Đức và Anh phát hiện mới những mẫu hổ phách từ một bồn trầm tích ngoài khơi Nam Cực. Theo đó, giới nghiên cứu đã thu được mẫu vật hổ phách từ các châu lục trên Trái đất. Đồng thời, họ có thể tìm hiểu thêm thông tin về những khu rừng Nam Cực, từng có khủng long sinh sống. Ảnh: Alfred-Wegener-Institut/V. Schumacher.
Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển rất cao ở kỷ Phấn Trắng nên thế giới trở nên ấm hơn. Ngoài ra, sự thiếu vắng Hải lưu vòng Nam Cực có nghĩa chênh lệch khí hậu lớn hơn ở Nam Cực, cho phép nhiều khu rừng rộng lớn mọc lên ở khu vực này, trở thành nơi sinh sống của cả khủng long và động vật có vú. Ảnh: Alfred-Wegener-Institut/V. Schumacher.
Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển rất cao ở kỷ Phấn Trắng nên thế giới trở nên ấm hơn. Ngoài ra, sự thiếu vắng Hải lưu vòng Nam Cực có nghĩa chênh lệch khí hậu lớn hơn ở Nam Cực, cho phép nhiều khu rừng rộng lớn mọc lên ở khu vực này, trở thành nơi sinh sống của cả khủng long và động vật có vú. Ảnh: Alfred-Wegener-Institut/V. Schumacher.
Thông qua phương pháp khoan đáy biển ngoài khơi Nam Cực, nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Johann Klages ở Viện Alfred Wegener đã khoan ngoài đảo Pine ở biển Amundsen. Qua đó, họ phát hiện bên trong lớp lignite (than đá ẩm) dày 5 cm có các mẩu nhựa cây cứng lại gọi là hổ phách. Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
Thông qua phương pháp khoan đáy biển ngoài khơi Nam Cực, nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Johann Klages ở Viện Alfred Wegener đã khoan ngoài đảo Pine ở biển Amundsen. Qua đó, họ phát hiện bên trong lớp lignite (than đá ẩm) dày 5 cm có các mẩu nhựa cây cứng lại gọi là hổ phách. Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
Kết quả kiểm tra niên đại và thành phần của lignite chỉ ra đây loại hổ phách khoảng 83 - 92 triệu năm tuổi và đến từ khu rừng đầm lầy bao gồm chủ yếu là cây thông. Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
Kết quả kiểm tra niên đại và thành phần của lignite chỉ ra đây loại hổ phách khoảng 83 - 92 triệu năm tuổi và đến từ khu rừng đầm lầy bao gồm chủ yếu là cây thông. Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
Nhiều loài cây tiết ra nhựa khi vỏ cây bị phá hủy. Trong số này, một số loại nhựa cây, đặc biệt là cây thông, hóa thạch trong điều kiện phù hợp, lưu giữ côn trùng, lông và đuôi của khủng long. Giới nghiên cứu từng thu được hóa thạch hổ phách có cùng thời kỳ ở miền nam Australia (khi ấy Australia vẫn gắn liền với Nam Cực). Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
Nhiều loài cây tiết ra nhựa khi vỏ cây bị phá hủy. Trong số này, một số loại nhựa cây, đặc biệt là cây thông, hóa thạch trong điều kiện phù hợp, lưu giữ côn trùng, lông và đuôi của khủng long. Giới nghiên cứu từng thu được hóa thạch hổ phách có cùng thời kỳ ở miền nam Australia (khi ấy Australia vẫn gắn liền với Nam Cực). Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
"Phân tích các mẫu hổ phách sẽ cho phép các nhà khoa học tìm hiểu trực tiếp điều kiện môi trường phổ biến ở Tây Nam Cực cách đây khoảng 90 triệu năm. Mục tiêu của chúng tôi hiện nay là tìm hiểu nhiều hơn về hệ sinh thái rừng", tiến sĩ Klages cho biết. Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
"Phân tích các mẫu hổ phách sẽ cho phép các nhà khoa học tìm hiểu trực tiếp điều kiện môi trường phổ biến ở Tây Nam Cực cách đây khoảng 90 triệu năm. Mục tiêu của chúng tôi hiện nay là tìm hiểu nhiều hơn về hệ sinh thái rừng", tiến sĩ Klages cho biết. Ảnh: Klages et al., Antarctic Research, 2024.
Theo nhóm nghiên cứu, những mẩu hổ phách có kích thước rất nhỏ, chỉ rộng cỡ 0,5 - 1 mm và có nhiều màu sắc khác nhau từ vàng đến cam. Họ không đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc tìm thấy bất kỳ dạng sống nào được bảo quản nguyên vẹn bên trong các mẩu hổ phách. Dù vậy, họ đã tìm thấy nhiều mảnh vỏ cây cực nhỏ bên trong mẩu vật này. Ảnh: Klages et al., doi: 10.1017/S0954102024000208.
Theo nhóm nghiên cứu, những mẩu hổ phách có kích thước rất nhỏ, chỉ rộng cỡ 0,5 - 1 mm và có nhiều màu sắc khác nhau từ vàng đến cam. Họ không đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc tìm thấy bất kỳ dạng sống nào được bảo quản nguyên vẹn bên trong các mẩu hổ phách. Dù vậy, họ đã tìm thấy nhiều mảnh vỏ cây cực nhỏ bên trong mẩu vật này. Ảnh: Klages et al., doi: 10.1017/S0954102024000208.
Tiến sĩ Klages giải thích nhựa cây có thể chảy ra khi xảy ra cháy rừng và chúng được lưu giữ khi nước bao phủ khu vực cũng như bảo vệ khỏi tia cực tím. Các mẩu hổ phách tìm thấy ở Nam Cực gây chú ý khi giữ nguyên độ trong suốt cho thấy chúng chưa bao giờ bị chôn vùi ở độ sâu lớn và nung nóng cho tới khi tan chảy một phần. Ảnh: Klages et al., doi: 10.1017/S0954102024000208.
Tiến sĩ Klages giải thích nhựa cây có thể chảy ra khi xảy ra cháy rừng và chúng được lưu giữ khi nước bao phủ khu vực cũng như bảo vệ khỏi tia cực tím. Các mẩu hổ phách tìm thấy ở Nam Cực gây chú ý khi giữ nguyên độ trong suốt cho thấy chúng chưa bao giờ bị chôn vùi ở độ sâu lớn và nung nóng cho tới khi tan chảy một phần. Ảnh: Klages et al., doi: 10.1017/S0954102024000208.
Mời độc giả xem video: Bắt được quái vật “ngoài hành tinh” 20 cánh tay ở Nam Cực.

Bạn có thể quan tâm

Đặc sắc Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Đặc sắc Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

3 cây cảnh chiêu tài hút lộc, càng trồng càng phát đạt

3 cây cảnh chiêu tài hút lộc, càng trồng càng phát đạt

Chuyên gia dự đoán tuổi thọ của con người qua não bộ

Chuyên gia dự đoán tuổi thọ của con người qua não bộ

Tìm thấy sinh vật cổ đại 99 triệu năm mắc kẹt trong hổ phách

Tìm thấy sinh vật cổ đại 99 triệu năm mắc kẹt trong hổ phách

Cây cảnh đổi màu rực rỡ, hút tài lộc, bình an vào nhà

Cây cảnh đổi màu rực rỡ, hút tài lộc, bình an vào nhà

Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

Vì sao phi tần Trung Hoa không dám đối chọi với hoàng hậu?

Vì sao phi tần Trung Hoa không dám đối chọi với hoàng hậu?

Ảnh thắng giải Nhiếp ảnh hàng không 2025 gây sốt toàn cầu

Ảnh thắng giải Nhiếp ảnh hàng không 2025 gây sốt toàn cầu

 Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới chứa đầy bí ẩn cổ

Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới chứa đầy bí ẩn cổ

Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

 Người Hà Nội mặc gì cách đây hơn một thế kỷ trước?

Người Hà Nội mặc gì cách đây hơn một thế kỷ trước?

Giải mã bí ẩn bộ luật Hindu cổ xưa nhất lịch sử nhân loại

Giải mã bí ẩn bộ luật Hindu cổ xưa nhất lịch sử nhân loại

Top tin bài hot nhất

Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

Hé lộ loài rùa nước ngọt to như xuồng độc mộc ở Amazon

14/07/2025 07:30
Vì sao phi tần Trung Hoa không dám đối chọi với hoàng hậu?

Vì sao phi tần Trung Hoa không dám đối chọi với hoàng hậu?

14/07/2025 07:12
Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

Khủng long săn mồi hung dữ nhất từng thống trị Nam Mỹ

13/07/2025 19:08
Tìm thấy sinh vật cổ đại 99 triệu năm mắc kẹt trong hổ phách

Tìm thấy sinh vật cổ đại 99 triệu năm mắc kẹt trong hổ phách

14/07/2025 12:25
Chuyên gia dự đoán tuổi thọ của con người qua não bộ

Chuyên gia dự đoán tuổi thọ của con người qua não bộ

14/07/2025 12:50

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status