Đặc sắc Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Việc ghi danh một di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa Việt Nam và Lào đánh dấu bước tiến lịch sử trong hợp tác bảo tồn thiên nhiên khu vực.

Ngày 13/7 vừa qua, tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO diễn ra ở Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức phê duyệt việc mở rộng Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình, Việt Nam) sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào). Di sản mới có tên gọi “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”, trở thành di sản liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia. Hồ sơ được công nhận dựa trên ba tiêu chí nổi bật: Giá trị địa chất - địa mạo, các quá trình sinh thái - sinh học và sự phong phú về đa dạng sinh học.

Thành quả này là kết quả của quá trình hợp tác bền bỉ từ năm 2018 giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch Lào, với sự đồng thuận từ cấp Chính phủ vào đầu năm 2023 và hoàn tất hồ sơ gửi UNESCO vào tháng 2/2024.

Bên trong động Phong Nha ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Quốc Lê.

Theo đánh giá của UNESCO, hệ karst Phong Nha - Kẻ Bàng – Hin Nam Nô là một trong những khối núi đá vôi nhiệt đới cổ đại, rộng lớn và nguyên vẹn bậc nhất châu Á, hình thành từ cách đây 400 triệu năm. Nơi đây sở hữu nhiều hang động nổi tiếng như Sơn Đoòng – hang lớn nhất thế giới, hay Xe Bang Fai tại Lào. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của nhiều loài đặc hữu như voọc đen, vượn má trắng miền Nam, lan rừng và nhện săn khổng lồ – loài nhện lớn nhất thế giới theo sải chân, chỉ tìm thấy tại Khăm Muộn (Lào).

Về mặt quản lý, hai bên thống nhất triển khai hai kế hoạch quản lý riêng biệt nhưng phối hợp chặt chẽ.

Sự kiện này góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước Việt - Lào, không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà còn ở cấp độ hợp tác đa ngành, toàn diện.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng chín Di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có ba di sản liên tỉnh và một di sản liên biên giới – là “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”.

[INFOGRAPHIC]: 12 Di sản thiên nhiên thế giới nổi bật của châu Á

Những Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận này không chỉ là những kỳ quan về mặt cảnh quan mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và di sản văn hóa.

[INFOGRAPHIC]: 12 Di san thien nhien the gioi noi bat cua chau A

Bắc Ninh đề xuất bảo tồn tại chỗ hai thuyền cổ quý hiếm

Phương án bảo tồn được thực hiện một cách khoa học theo 5 bước tương tự như đã thực hiện đối với các di sản khảo cổ khác đã được thực hiện, tiêu biểu nhất là Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Trong quá trình khai quật khẩn cấp tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, các nhà khảo cổ đã phát hiện hai con thuyền cổ có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp và độc đáo chưa từng thấy tại Việt Nam và thế giới. Thuyền dài hơn 16m, rộng 2m, đáy thuyền có kết cấu độc mộc, thân thuyền được nối từ đáy lên đến mép trên của mạn thuyền bằng các tấm ván. Đặc biệt, các bộ phận của thuyền được kết nối bằng đinh gỗ, hoàn toàn không sử dụng kim loại. Căn cứ kỹ thuật chế tác, các nhà khoa học nhận định đây có thể là thuyền từ thời Lý.
Trước giá trị lịch sử, văn hóa và kỹ thuật đặc biệt của di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép bảo tồn nguyên trạng tại chỗ. Giải pháp này được cho là tối ưu, do quy mô thuyền lớn, khó di dời và có thể kết hợp với quy hoạch công viên, vườn hoa hiện tại mà không ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển đô thị.