
Trong nghiên cứu công bố trên trang Nature Medicine vào ngày 9/7, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy độ tuổi sinh học của não có thể là yếu tố dự đoán về tuổi thọ con người. Ảnh: Nick Veasey/Getty Images.

Cụ thể, nhóm chuyên gia đã dùng kỹ thuật phân tích máu dựa trên dữ liệu của 44.498 người (trong độ tuổi 40 - 70) trong cơ sở dữ liệu nghiên cứu sức khỏe tại Vương quốc Anh. Phân tích này giúp họ ước tính độ tuổi sinh học của 11 cơ quan chính trong cơ thể, bao gồm não bộ. Ảnh: Shutterstock.

Theo nhóm nghiên cứu, độ tuổi sinh học của các cơ quan trong cơ thể được so sánh với hồ sơ sức khỏe của người tham gia trong suốt thời gian theo dõi, kéo dài tối đa 17 năm. Kết quả cho thấy càng nhiều cơ quan bị lão hóa, nguy cơ tử vong trong giai đoạn này càng cao. Ảnh: SCIEPRO / Getty Images.

Trong trường hợp phải chọn một cơ quan đại diện tốt nhất, nhóm nghiên cứu chọn não bộ. Dữ liệu cho thấy những người có độ tuổi sinh học của não bộ trẻ hơn thường có tuổi thọ cao hơn. Ảnh: Pete Linforth/ Pixabay.

“Não là cánh cửa dẫn đến tuổi thọ kéo dài. Nếu bạn có một bộ não già, khả năng tử vong sẽ tăng lên. Nếu một người có bộ não trẻ, nhiều khả năng người đó sẽ sống thọ hơn", nhà thần kinh học Tony Wyss-Coray, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Ảnh: earth.com.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra những yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người. Trong đó, so với những bộ não có tốc độ lão hóa bình thường, bệnh Alzheimer có khả năng xảy ra cao hơn khoảng 3,1 lần đối với những bộ não siêu già. Ảnh: biologicalsciences.

Những người có bộ não siêu trẻ ít có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, thấp hơn 74% so với nhóm có độ tuổi não gần với tuổi thực. Ảnh: freepik.

Các chuyên gia cho hay nhiều yếu tố góp phần làm tăng hoặc giảm khả năng tử vong hay mắc bệnh tật, bao gồm nghèo đói, béo phì và mức độ vận động thể chất... có thể ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của não và tuổi thọ của mỗi người. Ảnh: CFP.
Mời độc giả xem video: Đằng sau thành công của các nhà khoa học. Nguồn: VTV24.