Những quan chức Việt Nam “học” giỏi nhất

(Kiến Thức) - Hầu hết các quan chức, bộ trưởng của Việt Nam đều có học hàm, học vị khá cao; Không ít người được phong PGS, GS khi bước vào con đường chính trị. 

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được phong hàm “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” Đại học Oxford. Theo đánh giá của Đại học Oxford, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên là Giám đốc của Viện Pasteur tại TP HCM đã tập trung vào việc tăng cường chăm sóc ban đầu và sức khỏe cộng đồng với sự nhấn mạnh đặc biệt vào vắc-xin và thuốc kháng vi rút.
Đây là lần đầu tiên một công dân Việt Nam được Đại học Oxford – một trong những ĐH lâu đời nhất thế giới tại Anh phong hàm Giáo sư danh dự thỉnh giảng.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. 
Trước khi đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2006),  Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân được phong học hàm Phó Giáo sư Kinh tế (năm 1996) và sau đó là Giáo sư (năm 2002).
Ngoài ra, năm 2005, ông còn đạt giải thưởng Sao Khuê, một giải thưởng lớn do VINASA tổ chức với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam. Năm 2006, ông được Trường Đại học RMIT phong hàm Tiến sĩ danh dự ngành thương mại.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. 
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, cũng đã nhận học hàm Giáo sư từ năm 2003, tức 2 năm sau khi ông rời khỏi trường Đại học Tài chính Kế toán. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế Bratislava – Slovakia. Ông được phong hàm Phó giáo sư năm 1996 và Giáo sư năm 2003.
Trước khi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng kiểm toán Nhà nước, ông từng là giảng viên Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1979-1985), phó trưởng khoa Kế toán (Đại học Tài chính Kế toán – 1993-1998), phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo (1996-2001) và phó tổng kiểm toán nhà nước (từ tháng 7/2001).
Các nghiên cứu của GS.TS Vương Đình Huệ liên quan đến kế toán, kiểm toán, ngân sách nhà nước; nghiên cứu hoạch định chính sách, chế độ kế toán kiểm toán; đào tạo đại học và sau đại học về kinh tế ngành kiểm toán kế toán.
GS.TS Vương Đình Huệ đã hướng dẫn 10 tiến sĩ, 25 thạc sĩ; tham gia 9 đề tài cấp bộ; công bố 25 bài báo khoa học và xuất bản 16 giáo trình và sách chuyên khảo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận hiện cũng là Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Nga năm 1987.
Tính đến nay, ông đã hướng dẫn thành công 11 luận án tiến sĩ và 12 luận văn thạc sĩ, công bố 28 bài báo khoa học, chủ trì và tham gia trên 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và đề tài nhánh cấp Nhà nước, chủ biên và viết 7 cuốn sách.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận 
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã có bằng Tiến sĩ Kinh tế. Ông là bộ trưởng trẻ nhất trong Chính phủ đương nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, ông từng nhận giải thưởng Sao Khuê duy nhất dành cho cá nhân năm 2010 vì những cống hiến của ông trong lĩnh vực hoạch định và thi hành chính sách phát triển công nghiệp phần mềm và CNTT tại tỉnh Quảng Ninh khi ông còn đương nhiệm các chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh này.

Chính sách “trên trời“: Trách nhiệm Bộ trưởng Tư pháp?

(Kiến Thức) - Nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Tư pháp trước những chính sách xa rời thực tế cuộc sống được ban hành trong thời gian gần đây.

Sáng nay (20/8), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội về các nội dung: Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ; thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành thời gian từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến ngày 31/7/2013.

Nữ sinh mất tích sau khi đi cắt tóc: Sự thật bất ngờ

Sau khi cắt tóc ngắn, nữ sinh 18 tuổi sợ bị gia đình mắng nên bắt xe xuống nhà ông bà ngoại ở quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) và không báo cho bố mẹ.

Liên quan đến vụ nữ sinh 18 tuổi đi cắt tóc rồi mất tích ở Điện Biên, ngày 6/3, chị Đào Thu Trang - cô của nữ sinh Đoàn Thị Phương Anh (SN 2001) cho biết, cơ quan công an và gia đình đã tìm được nữ sinh này.