Những người này tuyệt đối không nên ăn mít

Mít chứa nhiều đường, lại còn có tính ấm nên không thể dùng tùy tiện. Theo khuyến cáo, có một số nhóm người dưới đây nên thận trọng khi ăn mít.

Mít chứa rất nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác rất có lợi cho sức khỏe. Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như đều ăn được.
Trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Mít và các bộ phận của cây mít có thể được tận dụng để làm thuốc giải rượu, trị mụn nhọt, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, trị nếp nhăn...
Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời, nên giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.
Chống lại bệnh ung thư
Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa.
Nhung nguoi nay tuyet doi khong nen an mit
Tốt cho hệ tiêu hóa
Loại quả này chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).
Tốt cho mắt và da
Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Loại quả này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.
Bổ sung năng lượng
Mít được coi như là một trái cây giàu năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose. Những loại đường này có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Trong khi đó, mít lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol.
Tốt cho huyết áp và tim mạch
Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tốt cho sức khỏe xương
Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến bộ phận này.
Ngăn ngừa thiếu máu
Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng, mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.
Gan nhiễm mỡ
Theo nghiên cứu mít giàu dưỡng chất và nhiều vitamin tuy nhiên loại quả này chứa nhiều đường và không tốt cho gan Chưa kể mít rất dễ gây nóng trong vì thế lời khuyên cho những người bị gan nhiễm mỡ là không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí nên nói không với mít.
Suy thận mãn tính
Với những bệnh nhân bị suy thận mãn tính nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
Tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Bệnh mãn tính
Lời khuyên cho những người mắc các bệnh mãn tính, tốt nhất chỉ nên xem mít là một món ăn thưởng thức cho vui miệng, chớ nên thường xuyên ăn loại quả này.
Khi ăn mít, xoài cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
Ăn mít khi đang đói
Hàm lượng đường trong mít rất cao, nếu ăn vào lúc đói có thể gây tăng đường huyết đột ngột khiến hoa mắt chóng mặt. Đồng thời gây hại dạ dày dẫn đến các chứng đầy bụng, khó tiêu dễ gây bệnh dạ dày.
Phụ nữ mang thai
Nếu bạn đang mang thai thì không nên ăn nhiều mít, nếu bạn muốn ăn chỉ nên ăn khoảng 3-4 múi mà thôi. Bởi mít gây nóng trong không tốt với mẹ bầu dễ làm cho mẹ bầu cảm thấy đầy bụng khó chịu, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, với những nam giới đang muốn sinh con thì không nên ăn nhiều mít bởi mít sẽ làm giảm bớt ham muốn của đàn ông.
Ăn quá nhiều mít
Mít là một loại quả thơm ngon ngọt lịm nên ai cũng thích ăn. Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, bởi mít gây nóng trong người, đầy bụng và dễ gây mụn nhọt lở loét cho bạn. Vì vậy, một trong những nguyên tắc hàng đầu của việc ăn mít là không ăn nhiều mít cùng lúc.
Mỗi lần ăn mít, bạn chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi để không gây nóng gan thận, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ăn mít trước khi đi ngủ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bạn chỉ ăn mít sau 1-2 giờ sau khi ăn bữa chính và không nên ăn vào buổi tối. Nếu bạn ăn buổi tối do mít chứa hàm lượng đường cao, sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh đó, khi bạn ăn mít vào buổi tối là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi nên việc tiêu hóa gặp chút khó khăn khiến bạn ngủ dậy vào sáng hôm sau vẫn cảm thấy mệt mỏi không tỉnh táo.

5 loại trái cây tốt nhất giúp tiêu mỡ, bóp nhỏ vòng eo

Tiêu thụ những loại trái cây này sẽ giúp bạn kiểm soát chế độ ăn uống tốt hơn, giảm cảm giác thèm ăn từ đó mang lại hiệu quả giảm cân.

Dana Ellis Hunnes - tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Trung tâm Y tế UCLA ở Mỹ, tác giải của cuốn sách Công thức cho sự sống còn, cho biết: "Trái cây tươi, nguyên quả có thể giúp giảm mỡ bụng, giảm cân vì chúng chứa lượng calo thấp, lượng nước lớn và có khả năng chống viêm, giúp giảm béo".

Vị chuyên giải này giải thích thêm, chứng viêm sẽ làm tăng sự lắng đọng chất béo trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng. Trong khi đó, thực phẩm chống viêm như trái cây giúp đốt cháy chất béo ở những vùng đó.

Giám đốc Bệnh viện K: ‘Hai năm tự chủ chưa mua được thiết bị mới nào’

2 năm thực hiện thí điểm gặp nhiều khó khăn, Bệnh viện K đã xin thay đổi mô hình tự chủ theo Nghị quyết 33 sang đơn vị sự nghiệp công tự chủ theo Nghị định 60 (nhóm 2).

Trao đổi với PV VietNamNet, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương thông tin, bệnh viện đã gửi Bộ Y tế bản tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện và xin chuyển sang thực hiện theo Nghị định 60 của Chính phủ. Như vậy, 2 bệnh viện tuyến trung ương là Bạch Mai và Bệnh viện K đều đã xin thay đổi mô hình tự chủ.

Đánh giá về mô hình tự chủ bệnh viện GS.TS Lê Văn Quảng cho biết, về lý thuyết, tự chủ toàn diện có nhiều ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nhưng mỗi ngành nghề có đặc thù riêng. Với ngành y, thực hiện tự chủ toàn diện một cách nhanh chóng, quyết liệt sẽ chưa phù hợp ở thời điểm hiện nay. Đồng thời, GS.TS Quảng cũng phân tích nhiều bất cập sau 2 năm thí điểm thực hiện tự chủ.

Bộ Y tế giao cho 4 bệnh viện thực hiện tự chủ nhưng chỉ 2 viện là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K thực hiện. Theo GS.TS Quảng, đây là 4 viện đầu ngành của cả nước – số lượng bệnh nhân lớn. Dù áp dụng tự chủ toàn diện hay không số lượng bệnh nhân ít có sự thay đổi vì vậy rất khó để đánh giá sự hiệu quả của mô hình này.

GS.TS Lê Văn Quảng thông tin, sau 2 năm tự chủ bệnh viện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn vốn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị cùng những rào cản về pháp lí. Người đứng đầu bệnh viện này nhấn mạnh, thời gian qua, việc tự chủ mua sắm trang thiết bị là một trở ngại khó khăn đối với bệnh viện thực hiện tự chủ toàn diện. Đối với ngành y tế, việc có đầy đủ máy móc, thiết bị rất quan trọng trong công tác khám chữa bệnh. "Trong hai năm thực hiện việc thí điểm tự chủ toàn diện, Bệnh viện K chưa đầu tư được thiết bị mới nào", GS.TS Quảng nói.

Giam doc Benh vien K: ‘Hai nam tu chu chua mua duoc thiet bi moi nao’
Các bác sĩ Bệnh viện K trong một ca phẫu thuật.

Nguyên nhân là do bệnh viện giảm nguồn thu sau 2 năm dịch Covid-19. Năm 2021, nguồn thu của bệnh viện giảm từ 35-40% tương đương khoảng 1.300 tỷ đồng. Trong khi đó các máy móc, thiết bị phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư rất đắt tiền. Ví dụ một hệ thống máy xạ trị có giá khoảng 150 tỷ đồng, các thiết bị chẩn đoán khác có giá khoảng 20-50 tỷ/máy. Sau 2 năm, viện chưa đầu tư được thiết bị nào mới trong khi đó nếu tiêu chuẩn 1 máy phục vụ 70 bệnh nhân, bệnh viện cần đầu tư thêm 6-7 máy (hiện bệnh viện đang có 9 máy, trong đó 1 máy bảo dưỡng, thời gian hoạt động của các máy này hiện nay là từ 5h đến 22h).

Bên cạnh đó, GS.TS Quảng còn phân tích chi phí đào tạo, chi cho đội ngũ cán bộ nhân viên đi học tập, nâng cao tay nghề không hề nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh viện còn phải lo chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các bác sỹ, sinh viên các trường, các bệnh viện tuyến dưới… Thu nhập của cán bộ trong 2 năm vừa qua giảm và bệnh viện đã nỗ lực duy trì để đảm bảo đời sống cho nhân viên y tế.

Người đứng đầu bệnh viện này cũng đề cập đến vấn đề hiện nay giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ. Hơn nữa, giá dịch vụ theo yêu cầu phải theo khung giá nhưng đến nay khung giá cũng chưa được ban hành. Việc tính giá dịch vụ y tế phải theo quy định nên việc bệnh viện tự xây dựng giá là khó thực hiện và cần có cơ quan chức năng xây dựng, hướng dẫn.

Đặc biệt, nếu tự chủ để có kinh phí đầu tư, chi phí khám chữa bệnh sẽ phải tăng lên nhưng đây là viện tuyến cuối điều trị ung thư – bệnh phải điều trị lâu dài, tốn kém trong khi đa số bệnh nhân nghèo, khó khăn.

Đánh giá cao chủ trương bệnh viện tự chủ nhưng Giám đốc Bệnh viện K cho rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp để thực hiện tự chủ toàn diện “Phải có điều kiện đáp ứng nhu cầu hoạt động cho bệnh viện, sau đó mới tiến tới tự chủ toàn diện nhưng việc này cần phải có lộ trình”, GS.TS Quảng nói.

Giám đốc Bệnh viện K cũng khẳng định dù tự chủ hay chưa tự chủ toàn diện, đội ngũ y bác sĩ đều làm hết chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hiện bệnh viện đã có công văn gửi Bộ Y tế xin chuyển sang hình thức tự chủ nhóm 2 theo Nghị định 60. “Nghị quyết 33 cũng chưa có hành lang pháp lý rõ ràng đảm bảo cho việc thực hiện trong khi Nghị định 60 có tính pháp lý hơn và phù hợp với Bệnh viện K hơn”, Giám đốc bệnh viện cho biết.

Tự chủ bệnh viện đang là vấn đề “nóng” đối với ngành y tế. Tại hội nghị của ngành y tế do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 21/8, GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng, tự chủ bệnh viện là cần thiết nhưng phải có chế tài quy định. “Đừng nghĩ rằng tự chủ là khoán đứt mà tự chủ là tận dụng tối đa năng lực của bệnh viện, Chính phủ vẫn phải đứng đằng sau hỗ trợ. Như vừa rồi, Bệnh viện Chợ Rẫy là điển hình. Dù họ đã rất cố gắng nhưng làm gì cũng vướng. Do đó, cần có những chế độ, quy định để phát huy thế mạnh, hỗ trợ cho bệnh viện”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng đã đề nghị Bộ Y tế đánh giá lại việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công.

Hiện nay, chi phí giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng tính đủ, nghĩa là một số mức thu chi chưa được đưa vào. Vậy việc tự chủ có ảnh hưởng tới các bệnh viện không? Phải xây dựng lại định mức, xây dựng lại đơn giá… Thứ hai là đánh giá sắp xếp lại các bệnh viện công lập theo Nghị định 60. Nếu đơn vị nào tự chủ được 100%, cho phép thực hiện tự chủ, nếu cơ sở nào tự chủ một phần (chi thường xuyên), thực hiện sắp xếp theo Nghị định 60, nếu chưa đủ điều kiện có thể tạm dừng.

Giam doc Benh vien K: ‘Hai nam tu chu chua mua duoc thiet bi moi nao’-Hinh-2

Bệnh viện Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diệnBệnh viện Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện, đề xuất thực hiện theo Nghị định 60 - Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2).