Những người này tự hại bản thân mình vì ăn vải

Những người có máu nóng, nhiệt miệng, hay nổi mụn nhọt... chớ nên ăn nhiều quả vải nếu như không muốn tự làm hại bản thân.

Quả vải có hàm lượng đường cao, giàu axit hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2,... Vì vậy, loại quả này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, quả vải còn chứa nhiều đường glucoza, nếu ta ăn một lúc nhiều vải tươi có thể khiến lượng đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan.
Nhung nguoi nay tu hai ban than minh vi an vai
Dưới đây là những đối tượng chớ nên ăn nhiều vải mùa này: 
Người bị nhiệt miệng, máu nóng
Vải thiều vốn là loại quả có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện, thậm chí có thể dẫn đến các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người bị mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt... cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.
Người bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu bạn tuyệt đối kiêng đồ nóng, trong đó ăn vải lại dễ gây nóng trong người. Vì bị thủy đậu cơ thể nổi các nốt, để tránh bị bội nhiễm, vỡ nốt, bạn cần tránh ăn vải để bảo vệ bản thân.
Người bị tiểu đường
Vải thiều không phải là hoa quả được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường. Báo Chất lượng Việt Nam cho biết, sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh…”.
Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.
Thai phụ từng mắc chứng tiểu đường, thừa cân
Theo kinh nghiệm của người xưa thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.
Bên cạnh đó, vải còn có tính nóng nên bà bầu cần hạn chế, không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
Trẻ em
Vải là loại hoa quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên, Báo Đất Việt cho hay, không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng.
Đặc biệt, với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, do đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).
Lưu ý: Người bình thường không ăn quá nhiều vải
Quả vải bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, vải thiều được xếp vào những loại quả không nên ăn nhiều vào mùa hè, ngay cả đối với người bình thường.
Bởi trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều một lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan.
Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, cơ thể phản ứng, tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu chứng "say vải". Biểu hiện thường gặp là váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng trong người khiến nổi nhiều mụn…
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):

Liệu pháp Miễn Dịch mới – Niềm hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư

(Kiến Thức) - Được ví như một bước đột phá vĩ đại, Liệu pháp Miễn dịch đã mang đến kỷ nguyên mới cho cuộc chiến chống ung thư trên toàn thế giới.

Đến nay đã có tới 14 nghìn bệnh nhân ung thư được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này.
Liệu pháp Miễn dịch ung thư (Cancer Imunotherapy) là kỹ thuật kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư để tấn công lại các tế bào, khối u ác tính. Theo đó, các tế bào miễn dịch sẽ được tách lọc từ máu của bệnh nhân và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở những điều kiện nhất định nhằm nhân lên, sau đó hoạt hóa và tiêm trở lại vào cơ thể người bệnh. Các tế bào miễn dịch này gồm có tế bào sát thủ Lymphokine hoạt hóa (LAK), tế bào sát thủ tự nhiên (tế bào NK), Cytotoxic T Lymphocytes (CTL), tế bào đuôi gai (DC)…

Thợ giết heo suýt mất mạng vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn

(Kiến Thức) - Nạn nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao và chìm sâu vào hôn mê, phải thở máy...tính mạng hết sức nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Chiều 9/6, bác sĩ Trần Quang Bính, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cho biết: “Sau hơn 1 tuần điều trị tích cực và sự nỗ lực của các bác sĩ, bệnh nhân Phạm Tấn L. (52 tuổi, quê tỉnh An Giang) đã qua cơn nguy kịch, sức khoẻ đang dần bình phục và có thể xuất viện trong vài ngày tới.