Những hiểu lầm “ngây ngô” về bệnh ung thư vú

Nhiều người vẫn nghĩ rằng ung thư vú phần lớn do di truyền, hay phụ nữ trẻ không mắc căn bệnh này,... đây đều là những suy nghĩ sai lầm.

Ung thư vú là bệnh của nữ giới
Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ ung thư vú chỉ có ở phụ nữ mà quên rằng ngày càng nhiều người trong giới mày râu mắc phải loại bệnh này với mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều.
Nhung hieu lam “ngay ngo” ve benh ung thu vu
 
Do chủ quan về bệnh ung thư vú chỉ xảy ra ở nữ nên rất ít nam giới kiểm tra định kì để kiểm soát bệnh. Đến khi xảy ra các triệu chứng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn trễ, thậm chí di căn đến xương, gan, não, phổi… Nguy cơ mắc bệnh ở nam giới ít hơn phụ nữ nhưng khi đã mắc ung thư vú thì tỉ lệ tử vong ở nam giới lại cao hơn.
Phụ nữ ngực nhỏ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn
Thực tế, kích thước ngực không đóng vai trò trong việc bạn có dễ bị ung thư hay không. Ung thư vú phát triển trong tế bào tại ống dẫn hoặc tiểu thùy - các bộ phận sản xuất sữa và chuyển sữa tới núm vú.
Số lượng và tính chất của các bộ phận trên ở mọi phụ nữ là như nhau, bất kể kích thước ngực như thế nào. Yếu tố quyết định việc ngực to hay nhỏ là lượng chất béo và mô xơ, mà điều này lại tác động rất ít tới nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ung thư vú sẽ xuất hiện khối u
Thực tế, khoảng 10% người bị chẩn đoán ung thư vú không xuất hiện khối u, cũng không có cảm giác đau hay những dấu hiệu cho thấy ngực của họ có vấn đề.
Trong khi đó, khối u là lành tính chiếm 80-85%. Thường là khối u không gây ung thư như u nang hoặc u sợi tuyến vú
Chụp X-quang tuyến vú gây ra bệnh ung thư vú
Thực tế, nguy cơ tổn hại từ bức xạ là rất nhỏ so với những lợi ích to lớn của việc phát hiện bệnh sớm.
Lượng bức xạ được cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA quy định khá thấp. Do đó, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do chụp X-quang gần như bằng không.
Ung thư vú xảy ra do di truyền
Thực tế, chỉ khoảng 5 - 10% các trường hợp bị ung thư vú là do lỗi gen. Trường hợp có bệnh sử gia đình vẫn có thể mắc bệnh mà không phải do đột biến gen riêng biệt. Nói cách khác, cả lối sống và di truyền có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Phụ nữ trẻ không mắc ung thư vú
Ung thư vú xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ sau khi mãn kinh, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào.
Phụ nữ dưới 50 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư vú cao và tử vong cao hơn. Điều này một phần do phụ nữ trẻ thường có mô vú dày hơn, ảnh hưởng tới việc phát hiện khối u trong quá trình chụp X-quang tuyến vú.
Các sản phẩm lăn khử mùi dễ gây ung thư vú khi sử dụng
Nhiều người nghĩ chất Paraben có nhiều trong các sản phẩm lăn khử mùi có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư vú, do nó có đặc tính gần giống estrogen. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kết luận, không tìm thấy gốc Paraben trong các khối u ung thư.
Sẽ không mắc ung thư vú sau khi đã cắt bỏ vú
Một số phụ nữ vẫn bị ung thư vú sau khi cắt bỏ tuyến vú, có trường hợp ở chính tại khu vực đã cắt.
Có thể gốc ung thư đã lan rộng trước đó. Đối với những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao và phải cắt bỏ bộ ngực như một biện pháp phòng ngừa, khả năng tái bệnh vẫn có, dù là rất nhỏ.
Nếu có nguy cơ mắc ung thư vú cao thì không có biện pháp phòng tránh
Có rất nhiều cách phòng tránh để giảm nguy cơ mắc ung thư như giảm cân, tập thể dục thường xuyên, không uống rượu bia, tự khám vú tại nhà thường xuyên, định kỳ chụp nhũ ảnh hoặc chụp quang tuyến vú.
Nhung hieu lam “ngay ngo” ve benh ung thu vu-Hinh-2
 
Có thể bạn cũng là một trong số những người từng có những suy nghĩ trên, có thể những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn nhìn nhận và hiểu bệnh ung thư vú hơn nữa. Từ đó sẽ không làm những việc có hại cho “núi đôi” của bạn nữa.

Ăn nhiều rau quả giảm nguy cơ mắc ung thư vú

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học mới đây đã khẳng định những ai ăn nhiều rau quả, chất xơ sẽ giảm nguy cơ bị ung thư vú.

An nhieu rau qua giam nguy co mac ung thu vu
 Thông tin trên được  các nhà nghiên cứu Đại học Harvard công bố sau khi nghiên cứu những nguy ung thư vú với 90.000 phụ nữ Mỹ trong hơn 20 năm qua. 

Có bí kíp này, bất chấp bệnh đổ mồ hôi tay

(Kiến Thức) - Đổ mồ hôi tay không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
 

Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay
 Ngải cứu được chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc chữa chứng đổ mồ hôi tay. Bạn chỉ cần cho ngải cứu vào bát, đốt lên rồi hơ tay sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân gây đổ mồ hôi. (Nguồn Identifythatplant)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-2
 Bạn có thể sử dụng lá lốt để chữa chứng đổ mồ hôi tay rất hiệu quả. Có nhiều cách để thực hiện, đơn giản hơn cả vẫn là chế biến lá lốt thành những món ăn vừa ngon miệng vừa mang lại tác dụng trị bệnh. (Nguồn Nexusnewsfeed)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-3
 Bạn cũng có thể đun lá lốt để ngâm tay. Thực hiện cách này hàng ngày sẽ thấy bàn tay không còn ra mồ hôi nữa. (Nguồn Neemtreefarms)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-4
 Đơn giản và ít tốn công hơn, bạn chỉ cần ngâm tay vào chậu nước muối ấm trong 10 - 15 phút. Áp dụng cách này từ 1 - 2 lần mỗi ngày, chứng đổ mồ hôi sẽ giảm rõ rệt. (Nguồn Saltopiasalts)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-5
 Bạn cũng có thể gói muối vào một miếng vải sạch rồi chườm lên tay để giảm tình trạng ra mồ hôi tay nhiều. (Nguồn Readersdigest)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-6
 Bên cạnh đó, bạn có thể lấy lá dâu tằm, đem rửa sạch rồi đun sôi, lấy nước uống hàng ngày để mang lại tác dụng trong điều trị chứng đổ mồ hôi tay. (Nguồn Theconversation)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-7
 Lá chè xanh không những làm đẹp da mà còn rất hiệu quả trong việc điều trị chứng ra mồ hôi ở tay. (Nguồn Pixabay)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-8
 Bạn có thể đun lá chè xanh lên lấy nước ngâm tay, đồng thời sắc lấy nước uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị chứng đổ mồ hôi tay từ bên trong. (Nguồn Tripadvisor)
Co bi kip nay, bat chap benh do mo hoi tay-Hinh-9
Trong y học cổ truyền, bột mẫu lệ (vỏ hàu) có chữa bệnh ra mồ hôi tay rất hiệu nghiệm. (Nguồn Lush)