Nhiều khả năng tàu Sunrise của VN bị cướp biển khống chế

(Kiến Thức) -“Tàu Sunrise 689 có thể đã bị cướp biển khống chế. Thông thường, cướp biển sẽ cướp tàu, cướp tài sản và giải phóng thuyền viên..."

Liên quan đến việc tàu M/T SUNRISE 689 với 18 thuyền viên thuộc Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng trên đường chở hơn 5.200 tấn dầu Gasoil từ cảng Horizon - Singapore về Cửa Việt (Quảng Trị) đã bị mất tích lúc 13h21 ngày 3/10, sáng 8/10, thông báo từ phía Malaysia gửi đến công ty chủ tàu cho biết, tàu M/T Sunrise 689 có thể đã bị cướp biển khống chế. Thông thường, cướp biển sẽ cướp tàu, cướp tài sản và giải phóng thuyền viên.
Người nhà thuyền viên mất tích khóc vì lo lắng...
 Người nhà thuyền viên mất tích khóc vì lo lắng...
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Bùi Văn Quảng, Giám đốc Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng cho biết: “Theo thông tin chúng tôi được biết, khi ra khỏi vùng biển Singgapore, tàu Sunrise 689 bỗng nhiên đổi lộ trình đi về phía các đảo của giáp ranh giữa Malaysia và Indonesia. Điều này là một bất thường bởi hành trình đó không đi về Việt Nam. Theo suy đoán của tôi thì có khả năng các thủy thủ trên tàu đã bị khống chế đi vào khu vực các đảo. Khu vực này lại là khu vực rất phức tạp và khó kiểm soát nhất trên biển”.
Ông Quảng cũng bày tỏ quan điểm: “Thông thường, cướp biển cướp tàu sẽ xảy ra ba phương án: Một là cướp tàu, cướp tài sản; hai là cướp tàu, thả thuyền viên lênh đênh trên các phao trên biển; ba là cướp tàu, cướp người và đòi tiền chuộc. Trong cả ba phương án này thì đều có hi vọng giải quyết về người. Tài sản mất không đáng ngại, nhưng người mới là quan trọng. Điều chúng tôi cực kỳ lo lắng bây giờ là những phần tử cực đoan Hồi giáo có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng các thuyền viên”.
... Họ mong muốn sớm tìm thấy con tàu và các thuyền viên.
... Họ mong muốn sớm tìm thấy con tàu và các thuyền viên.
Về khả năng tàu Sunrise 689 bị chìm, ông Quảng cho biết: “Khả năng này gần như không thể xảy ra. Tàu Sunrise 689 là một trong những tàu hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế với vốn đầu tư là 125 tỷ. Hơn nữa, tàu này nếu bị chìm, hệ thống báo động sẽ phát ngay lập tức. Tàu có độ an toàn cao, hơn nữa chở dầu nên độ an toàn gần như là tuyệt đối. Nếu tàu chìm, phải có dấu hiệu dầu loang trên biển, sẽ phát hiện ngay lập tức chứ không có chuyện tàu mất tích mấy ngày như vậy. Tôi vẫn nghiêng về khả năng tàu đang bị khống chế”.
Đồng tình với quan điểm trên, chia sẻ trên website Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) tối 7/10, ông Nguyễn Vũ Điệp, Bộ phận quản lý khai thác tàu Sunrise 689, Công ty cổ phần đóng tàu thủy sản Hải Phòng, cho rằng, nguy cơ tàu bị chìm là không thể vì nếu tàu chìm, sẽ có bộ phát để báo ngay và dầu loang để biết. Ông Điệp nhận định: “90% tàu bị cướp biển khống chế. Nếu như vậy vẫn có hy vọng vào mạng sống của các thuyền viên. Mong cơ quan chức năng vào cuộc nhanh để có thể tìm kiếm”.
Cũng theo VTV, chị Trịnh Thị Hương, vợ Thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng cho biết, trước khi xảy ra sự việc tàu mất tích, chồng chị có gọi điện về báo thời tiết rất tốt, chỉ có nguy cơ sợ bị bắt cóc. 
Trước đó, ngày 6/10, Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam đã phát thông báo hàng hải và thông báo cho Hàng hải các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippin; Trung tâm An ninh Hàng hải Việt Nam, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam để xác minh, điều tra, xử lý vụ việc. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã thông báo, đề nghị Trung tâm chống cướp biển, cướp có vũ trang khu vực châu Á (RECCAP), Trung tâm chống cướp biển các nước ASEAN, Trung Quốc và Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ đội Biên phòng về vụ việc trên để phối hợp điều tra, tìm kiếm con tàu cùng 18 thuyền viên.
Đến ngày 7/10, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có công văn số 350/VP-UB gửi Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) về việc tàu SUNRISE-689 và 18 thuyền viên bị mất liên lạc tại vùng biển Indonesia. Cũng trong ngày 7/10, Trung tâm thông tin cướp biển - Cục hàng hải quốc tế (IMB) đã phát đi thông báo về việc tàu chở dầu Sunrise 689 của Việt Nam bị mất tích và yêu cầu các tàu khác tìm kiếm với những lo ngại có thể con tàu này đã bị cướp. Sáng ngày 8/10, thông báo từ phía Malaysia gửi đến Công ty cổ phần đóng tàu Thủy sản Hải Phòng cho biết: Tàu M/T SUNRISE 689 có thể đã bị cướp biển khống chế. Thông thường, cướp biển sẽ cướp tàu, cướp tài sản và giải phóng thuyền viên.
Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc trên.
Danh sách 18 thuyền viên trên tàu Sunrise 689:
1. Nguyễn Quyết Thắng (thuyền trưởng, sinh 1981, Hải Phòng)
2. Phạm Văn Hoàng (sinh 1984, Hải Phòng)
3. Lê Văn Trung (sinh 1984, Hải Dương)
4. Nguyễn Đức Huynh (sinh 1989, Thái Bình)
5. Lương Đại Thành (sinh 1962, Nam Định)
6. Trần Quang Vinh (sinh 1982, Thái Bình)
7. Nguyễn Duy Đông (sinh 1978, Hải Phòng)
8. Hoàng Thế Yên (sinh 1986, Thái Nguyên)
9. Trần Văn Lịch (sinh 1986, Nam Định)
10. Phạm Đức Thành (sinh 1988, Hải Phòng)
11. Vũ Xuân Sáng (sinh 1978, Hải Phòng)
12. Phạm Văn Công (sinh 1989, Nam Định)
13. Phạm Xuân Lộc (sinh 1993, Hải Phòng)
14. Đặng Văn Trường (sinh 1988, Hà Nam)
15. Nguyễn Cao Thành (sinh 1955, Hải Phòng)
16. Đỗ Minh Vương (sinh 1990, Thái Bình)
17. Trần Đình Phương (sinh 1972, Hải Phòng)
18. Vũ Văn Thư (sinh 1970, Hải Phòng).

Học thêm: Nỗi bức xúc tận cùng của phụ huynh!

(Kiến Thức) - Phản ánh của một phụ huynh học sinh có con đang học một trường tiểu học tại Hà Nội về vấn đề dạy thêm, học thêm.

Sau một thời gian dài bố mẹ bàn nhau đủ phương cách để giảm thiểu học thêm cho con thì giờ cũng đành “bó tay” khi con vào lớp 5 bởi không theo học thêm nhà cô thì không được, vì trên lớp cô giảng bài không kỹ, không đưa ra cách thức giải những bài toán nâng cao. Hơn nữa, cả lớp ai cũng theo học thêm nhà cô, thì con mình không thể không đi. Có đi học thêm thì con mình mới tự tin không bị khác biệt so với các bạn, không bị cô chủ nhiệm ác cảm.

Nhiều em học sinh tiểu học vừa tan trường không kịp ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí thay bộ đồng phục, đã phải đến nhà cô học thêm.
 Nhiều em học sinh tiểu học vừa tan trường không kịp ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí thay bộ đồng phục, đã phải đến nhà cô học thêm.

Bắt khẩn cấp Phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa

Thiếu tá Lê Mạnh Nam bị bắt để làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến cái chết của một nghi phạm.

Thiếu tá Lê Mạnh Nam (SN 1978, Phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) bị bắt để làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến cái chết của một nghi phạm tại phòng tạm giữ.
Ông Lê Mạnh Nam vào thời điểm năm 2013.

Ông Lê Mạnh Nam vào thời điểm năm 2013.

Theo thông tin ban đầu, vào đầu năm 2013, ông Nam là Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, đã triệu tập một nghi can lên công an thị xã để làm rõ hành vi phá rừng. Tuy nhiên, sau đó 2 ngày, người này đã chết tại phòng tạm giữ.