Học thêm: Nỗi bức xúc tận cùng của phụ huynh!

(Kiến Thức) - Phản ánh của một phụ huynh học sinh có con đang học một trường tiểu học tại Hà Nội về vấn đề dạy thêm, học thêm.

Sau một thời gian dài bố mẹ bàn nhau đủ phương cách để giảm thiểu học thêm cho con thì giờ cũng đành “bó tay” khi con vào lớp 5 bởi không theo học thêm nhà cô thì không được, vì trên lớp cô giảng bài không kỹ, không đưa ra cách thức giải những bài toán nâng cao. Hơn nữa, cả lớp ai cũng theo học thêm nhà cô, thì con mình không thể không đi. Có đi học thêm thì con mình mới tự tin không bị khác biệt so với các bạn, không bị cô chủ nhiệm ác cảm.
Nhiều em học sinh tiểu học vừa tan trường không kịp ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí thay bộ đồng phục, đã phải đến nhà cô học thêm.
 Nhiều em học sinh tiểu học vừa tan trường không kịp ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí thay bộ đồng phục, đã phải đến nhà cô học thêm.
Con cả ngày học trên lớp, 5h15 lại phải có mặt ở nhà cô để học thêm. Bố mẹ phải chạy trốn giờ làm để kịp về trường đưa đón con về nhà cô. Con tôi vốn nhỏ yếu nay lại không kịp ăn uống, nghỉ ngơi sau gần 8 giờ ở trường, phải lao vào học thêm gần 2 tiếng buổi tối đến 7h. Lúc đó, bố mẹ vừa kịp lo cơm nước buổi tối xong lại phải đi đón con. Đưa con về, con phải lo tắm rửa rồi ăn cơm thật nhanh để còn làm bài tập về nhà ở trường giao, ở lớp học thêm cô giáo giao. Trời ơi, thân xác đầu óc trẻ con sao chịu nổi.
Đường tắc, nhà cô ngóc ngách, thân xác phu huynh cũng oải ra rã rời sau giờ làm lại phải chạy tẹt ga về đưa con vào lớp học thêm ở nhà cô. Sau đó bố mẹ về nhà vào đúng khung giờ cao điểm tắc đường, chỉ kịp nằm duỗi thẳng cẳng vài phút nghỉ ngơi rồi lại dậy nấu cơm, dọn dẹp, sau đó tất tả đi đón con về.
Khổ bố, khổ mẹ, khổ con, khổ em nhỏ không được bố mẹ quan tâm vì mải lo đưa đón anh chị lớn đi học thêm, khổ cả nhà, khổ cả xã hội. Tầm giờ cao điểm nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng con trẻ còn nguyên bộ đồng phục sau xe người lớn, may mắn thì có thể được về nhà nghỉ ngơi, còn không thì đang chen chúc nhau chạy xô học thêm.
Ức chế. Bức xúc. Thế nhưng các bậc phụ huynh vẫn phải nhịn nhục, nịnh nọt, ca ngợi “cô ơi cô dạy hay quá”.
Tại sao 8 giờ trên lớp cô không truyền tải bài giảng đây đủ cho các con?
Tại sao ngay cả nhưng môn phụ cô cũng giao Toán cho các con?
Cô không biết đã hành xác con trẻ khổ thế nào đâu. Các con lo và sợ, nên nhất quyết phải đòi bố mẹ cho đi học thêm cô .
Liệu có phải vì mỗi buổi dạy thêm các cô kiếm được 100.000 đồng x khoảng 40 học sinh, như vậy cả tháng dạy thêm của cô bằng mấy chục lần lương trên lớp của cô rồi. Nếu vì tiền thì không hiểu lương tâm các cô để ở đâu?

Mãn nhãn cảnh hùng vĩ cao tốc HN - Lào Cai nhìn từ trên cao

(Kiến Thức) - Từ trên cao, các cung đường thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai như con sông nhỏ chảy dài tới vô tận, xung quanh là đồng ruộng, đồi núi bao la.

Đường Bình Minh (hay còn gọi là đường 27 m) là một trong những lối lên xuống tại điểm đầu của cao tốc dài nhất Việt Nam từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội.
 Đường Bình Minh (hay còn gọi là đường 27 m) là một trong những lối lên xuống tại điểm đầu của cao tốc dài nhất Việt Nam từ thành phố Lào Cai đến Hà Nội.

Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Chiều 7-3, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức tọa đàm: “Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động”. 

Tọa đàm tập trung vào những cách thức mới để thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là trong các lĩnh vực an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ công cộng. Kết quả trao đổi, thảo luận tại tọa đàm sẽ góp phần thúc đẩy đề xuất về chính sách và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động.