Nhân loại hiểu sai một định luật vật lý quan trọng trong 300 năm

Isaac Newton, khi viết ra các định luật chuyển động nổi tiếng vào năm 1687, có lẽ không ngờ rằng hơn ba thế kỷ sau, chúng ta vẫn sẽ bàn về chúng chỉ do nhầm lẫn khi dịch một từ tiếng Latin sang tiếng Anh.

Isaac Newton  đã mô tả ba nguyên tắc về chuyển động của các vật thể trong vũ trụ bằng tiếng Latin. Những nguyên tắc này đã được dịch, phân tích, và đôi khi tranh luận trong giới khoa học.
Một triết gia về ngôn ngữ và toán học tên Daniel Hoek, thuộc Viện Công nghệ Virginia, gần đây đã đưa ra một phát hiện thú vị về định luật đầu tiên của Newton, hay còn gọi là định luật quán tính.
Nhan loai hieu sai mot dinh luat vat ly quan trong trong 300 nam
 Newton xuất bản sách "Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên" giải thích và nghiên cứu chuyển động của các vật thể, ví dụ như chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời. Ảnh: Phys History
Ông nhận thấy rằng, có lẽ đã có một chút hiểu lầm trong bản dịch tiếng Anh đầu tiên của tác phẩm của Newton, vào năm 1729. Cụ thể, từ tiếng Latin "quatenus" đã bị dịch sai. Thay vì có nghĩa là "trong chừng mực", nó đã bị dịch thành "trừ khi". Chính sự khác biệt này đã dẫn đến một hiểu lầm kéo dài.
Trong bản dịch phổ biến, định luật quán tính thường được hiểu là một vật sẽ tiếp tục di chuyển theo đường thẳng hoặc đứng yên trừ khi có lực tác động. Điều này nghe hợp lý, nhưng thực tế thì trong tự nhiên luôn có các lực tác động, chẳng hạn như trọng lực và ma sát.
Nhan loai hieu sai mot dinh luat vat ly quan trong trong 300 nam-Hinh-2
 Trạm vũ trụ ISS di chuyển theo quỹ đạo cong do lực hấp dẫn của Trái Đất. Ảnh: NASA 
Hoek cho rằng Newton đã không có ý nói rằng vật sẽ di chuyển hoặc đứng yên nếu không có lực. Thay vào đó, Newton muốn nhấn mạnh rằng mọi thay đổi về chuyển động, mọi sự tăng tốc, và mọi thay đổi hướng đều phải có nguyên nhân từ các lực bên ngoài.
Sự thay đổi trong cách hiểu này tuy nhỏ, nhưng lại giúp làm sáng tỏ cách Newton tư duy về chuyển động vào thời điểm đó. Đối với ông, định luật quán tính chủ yếu là để khẳng định sự tồn tại của các lực, chứ không chỉ mô tả trạng thái của các vật thể.
Thực tế, Newton đã đưa ra ba ví dụ để giải thích định luật này, trong đó có một ví dụ về con quay quay chậm dần do ma sát với không khí – cho thấy định luật áp dụng cho những vật thể thực tế, chịu tác động của các lực.
 Theo Hoek, cách diễn giải mới này nhắc nhở chúng ta rằng tất cả các vật thể, từ các hành tinh đến các ngôi sao và những vật thể trên Trái Đất, đều tuân theo cùng một quy luật vật lý. Bài báo đã được công bố trên Tạp chí Triết học Khoa học.
Nhan loai hieu sai mot dinh luat vat ly quan trong trong 300 nam-Hinh-3

Lý giải hiện tượng thiên văn kỳ lạ, 18 năm mới tái xuất một lần

Lần cuối cùng hiện tượng này xảy ra là vào năm 2006, và sắp tới, chúng ta sẽ lại được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ lạ này.

Ly giai hien tuong thien van ky la, 18 nam moi tai xuat mot lan
Trong năm nay, những người yêu thích thiên văn học sẽ được chứng kiến một hiện tượng hiếm hoi và kỳ thú: "Mặt trăng dàn hàng ngang trên bầu trời".  

Nhà bác học Isaac Newton nghiên cứu tận thế ra sao?

Không chỉ nghiên cứu khoa học, nhà bác học Isaac Newton còn dành nhiều thời gian nghiên cứu về Chúa và tôn giáo. Theo đó, ông dự đoán nhân loại sẽ đối mặt tận thế vào năm 2060.

Nha bac hoc Isaac Newton nghien cuu tan the ra sao?
 Nhà bác học Isaac Newton là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử. Ông được nhớ đến với nhiều phát kiến quan trọng trong lĩnh vực toán học như vi phân, tích phân, đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau, bao gồm cả phương pháp tính toán vô cực, cơ sở cho lý thuyết về ánh sáng và màu sắc, các quy luật chuyển động của hành tinh, lý thuyết về lực hấp dẫn...

Giải Nobel Vật lý 2024 vinh danh nền tảng máy học - machine learing

Hai nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo John Hopfield và Geoffrey Hinton đã giành giải Nobel Vật lý vì đã góp phần tạo nên nền tảng máy học, cốt lõi của các trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay.

Geoffrey Hinton, được biết đến là cha đẻ của trí tuệ nhân tạo, là công dân Canada và Anh, làm việc tại Đại học Toronto, còn John Hopfield là người Mỹ làm việc tại Princeton.

"Hai quý ông này thực sự là những người tiên phong", thành viên ủy ban Nobel Vật lý Mark Pearce cho biết.