Nhận biết cách ăn ngải cứu có thể khiến toi mạng

Ngải cứu vừa có thể chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. Nhưng nếu ăn ngải cứu không đúng cách cũng sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe. 

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu... Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương ngoại cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp...Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy, ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ.
Nhưng nếu ăn ngải cứu không đúng cách cũng sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe, các bạn hãy đọc và lưu ý ngay những điều dưới đây nhé!
Dễ trúng độc
Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng chứa nhiều độc tính. Nếu ăn nhiều ngải cứu, chúng sẽ gây tác dụng phụ, miệng và họng kích thích nhẹ, miệng có cảm giác khô, khát, hoặc có thể có dấu hiệu buồn nôn...
Đặc biệt, nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Nhan biet cach an ngai cuu co the khien toi mang
Ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. 
Nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Lưu ý:
Nếu sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.
Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai,… chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều. Cần bỏ thói quen xin nhà hàng cho thêm ngải cứu.
Với món trứng ngải cứu, bạn nên chọn ngải cứu non để trứng sẽ không bị đắng. Món này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.
Video: Cách làm trứng chiên ngải cứu óc lợn :

Quy tắc ăn uống khi đang cố gắng thụ thai

(Kiến Thức) - Nếu bạn đang mong muốn có em bé thì hãy thử những thực phẩm dễ thụ thai sau.

Quy tac an uong khi dang co gang thu thai
Chế độ mang thai. Các loại thực phẩm đưa vào cơ thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động các hormone trong cơ thể. Vì thế mà để có cơ hội mang thai đơn giản chỉ cần khéo léo chọn loại thực phẩm dễ thụ thai tương ứng. 
Quy tac an uong khi dang co gang thu thai-Hinh-2
Axit béo omega 3 và omega 6. Không chỉ làm tăng khả năng sinh sản, axit béo omega 3 và omega 6 còn giúp quá trình thụ thai của mẹ nhanh hơn. Những dưỡng chất này còn giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai sớm cho mẹ bầu. Những thực phẩm giàu axit béo omega 3 và omega 6 là dầu ô liu, hạt lanh, dầu cá, dầu hướng dương, quả bơ… 

Tuyệt chiêu làm đẹp dễ mà hiệu quả với ngải cứu

Các bạn gái có thể làm đẹp với ngải cứu để lấy lại làn da trắng mịn sau một mùa hè nắng nóng.

Ngải cứu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp da mịn màng, trắng sáng tự nhiên, giảm tình trạng rám nắng hiệu quả. Kiên trì với 2 cách làm đẹp với ngải cứu đơn giản dưới đây, chị em sẽ sở hữu làn da như ý.
1. Rửa mặt với ngải cứu