Ngưỡng mộ sư tử biển viết thư pháp đón năm mới

(Kiến Thức) - Để chào đón năm mới Mậu Tuất 2018, các nhân viên ở công viên hải dương Yokohama Hakkeijima Sea Paradise đã huấn luyện một chú sư tử biển viết thư pháp chữ "Tuất" rất thuần thục, điêu luyện, khiến nhiều người thích thú.

Những ngày gần đây, tại công viên hải dương Yokohama Hakkeijima Sea Paradise thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, du khách xôn xao khi thấy một chú sư tử biển tập làm "ông đồ", hoàn thành những bức thư pháp một cách điêu luyện.
 
Chú sư tử biển viết thư pháp này có tên gọi là Chen, là giống sư tử biển Nam Mỹ, năm nay 13 tuổi. Chen rất thông minh và được huấn luyện để thực hiện những màn biểu diễn có độ khó cao.
Mời quý độc giả xem video: Xót xa cảnh sư tử biển gào khóc vô vọng bên xác con
Để thực hiện được màn biểu diễn viết thư pháp này, chú sư tử biển thông minh đã được huấn luyện cường độ cao từ tháng 11 năm nay.
 
Không cầm bút lông theo kiểu thông thường, chú sư tử biển ngậm chiếc bút bằng miệng. Chiếc bút để sư tử biển Chen viết cũng được thiết kế đặc biệt, giúp Chen dễ dàng hơn trong việc viết thư pháp.
 
Theo chia sẻ của nhân viên huấn luyện, sở dĩ họ hướng dẫn Chen viết thư pháp là bởi vì sắp tới là sang năm mới Mậu Tuất. Vào khoảng tháng 1, khi đón tiếp nhiều lượt du khách tới thăm công viên, họ hi vọng rằng Chen sẽ biểu diễn thuần thục được màn viết thư pháp chữ "Tuất", khiến mọi người thích thú, vui vẻ trong dịp chào đón năm mới.

Hải cẩu đực quyết chiến máu lửa trên bãi biển

(Kiến Thức) - Cặp hải cẩu đực đã tham gia vào một cuộc chiến ác liệt trên bãi biển lúc bình minh.

Hai cau duc quyet chien mau lua tren bai bien
 Nhiếp ảnh gia Nick Hurst ghi lại cảnh tượng cặp hải cẩu đực quyết chiến ác liệt trên bãi biển Horsey ở Norfolk, Anh. (Nguồn Daily Mail)

"Chàng" cò chung thủy với vợ suốt 20 năm khiến con người kinh ngạc

(Kiến Thức) - Vợ bị thương, không thể bay cùng về nơi tránh rét. Thế nhưng suốt 20 năm qua, "chàng" cò chung thủy vẫn đi đi về về, tuyệt nhiên không quên người vợ xưa của mình. Câu chuyện tình yêu cảm động của đôi cò khiến con người cũng phải cảm phục. 

Nếu bạn không tin rằng tình yêu thật sự tồn tại, câu chuyện tình yêu cảm động và thú vị của hai con cò ở Croatia này chắc chắn sẽ khiến bạn thay đổi.
 Nếu bạn không tin rằng tình yêu thật sự tồn tại, câu chuyện tình yêu cảm động và thú vị của hai con cò ở Croatia này chắc chắn sẽ khiến bạn thay đổi. 

Đây chính là hàm cá mập lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Mới đây, tại vùng biển La Paz, Mexico, nhà quay phim 42 tuổi Stefano Ulivi ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về cá mập voi, loài cá mập lớn nhất thế giới, khiến người xem không khỏi ngạc nhiên, thích thú và ấn tượng. 

Không giống như nhiều nhiếp ảnh gia, nhà quay phim khác, Stefano tiếp cận cá mập voi ở khoảng cách cực gần với góc độ độc đáo, chính là góc độ ngay trước hàm của loài động vật này.
Nếu đổi lại là loài cá mập khác, có lẽ Stefano sẽ không dám làm như vậy, thế nhưng cá mập voi tuy có kích thước khổng lồ lại nổi tiếng là hiền lành. Chỉ cần không chọc giận nó, con người có thể bơi bên cạnh cá mập voi mà vẫn an toàn.
 
Stefano quay cận cảnh hàm cá mập voi khi nó mở rộng miệng nuốt vật phù du. Lúc này, miệng của con cá mập voi khổng lồ như một đại dương thu nhỏ, sâu không thấy đáy, rất ấn tượng.
Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh cá mập dưới đại dương
Cá mập voi hay còn được gọi là cá nhám voi, có tên khoa học là Rhincodon typus, là loài cá mập lớn nhất thế giới và cũng là một trong những loài cá hiện còn sinh tồn có kích thước lớn nhất thế giới. Chiều dài của cá mập voi khoảng từ 9–11 m, nặng từ 10-15 tấn.
 
Cá mập voi có miệng rộng có thể lên tới 1,5m và chứa tới 300 răng nhỏ.
 
Thực đơn của cá mập voi gồm các loại sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể hay các loại mực và động vật có xương sống nhỏ. Có nhiều răng nhưng những chiếc răng nhỏ li ti không giúp ích gì cho quá trình ăn uống của nó.
Thay vì thế, nước bị hút vào qua miệng và đi qua mang lược và sau đó bị tống ra khỏi bằng mang cung. Những gì mắc lại tại mang lược được nó nuốt hết.
Cá mập voi phát hiện các mục tiêu như các chỗ có nhiều sinh vật phù du hay cá nhờ các tín hiệu khứu giác chứ không phải luôn luôn chỉ là cơ chế "hút bụi".