Người nhà nạn nhân Zone 9 vật vã trước nhà xác BV

(Kiến Thức) -Vội vàng đi từ Quốc Oai lên hiện trường khi hay tin người nhà gặp nạn, anh Út chết lặng khi biết cả 3 người thân đều đã tử vong.

Đôi mắt đỏ hoe, anh Phạm Văn Út, có cháu ruột là nạn nhân Nguyễn Phú Hải (1992) vừa tử vong trong vụ cháy tại Zone 9, số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội cho biết, khoảng 15h30, anh nhận được điện thoại của một người làm thợ cùng đội với nạn nhân Hải báo tin người thân gặp nạn do xảy ra cháy tại nơi làm việc. Khi đó, chưa biết người thân sống chết thế nào, anh Út cùng một số người trong xóm vội vàng lên xe máy đi xuống Hà Nội. Vừa xuống tới nơi, anh chết lặng khi biết, cả 3 người thân của mình đều đã tử vong là cặp vợ chồng nạn nhân Nguyễn Phú Trì (SN 1973) - chồng của chị Nguyễn Thị Bẩy (SN 1978) và người cháu ruột Nguyễn Phú Hải.
Ông Phạm Văn Út. Ảnh: Trần Vũ
Ông Phạm Văn Út. Ảnh: Trần Vũ 
Vật vã trước thềm nhà xác Bệnh viện 108, anh Đỗ Duy Luận, người thân với nạn nhân Nguyễn Phú Trì (1973) chưa được nhìn mặt người anh em của mình lần cuối. “Nhận được tin anh Trì gặp nạn, tôi từ Quốc Oai lên Hà Nội mà lòng nóng như lửa đốt, mong anh Trì chỉ bị thương, không ngờ tới nơi thì cả anh tôi và chị Bảy đều đã thiệt mạng”, anh Luận nghẹn ngào.
Người nhà nạn nhân vật vã trước nhà xác BV 108.
 Người nhà nạn nhân vật vã trước nhà xác BV 108.
Đứng đợi phía bên ngoài nhà xác, em Nguyễn Phú Tuân (SN 1995, ở Thạch Thất, Hà Nội) người nhà của hai nạn nhân xấu số là Nguyễn Phú Trì (SN 1973) và Nguyễn Phú Hải (SN 1992) cho biết, đã đợi gần 3 giờ đồng hồ mà chưa được nhận xác người thân.
Vợ chồng anh chị Trì - Bẩy lấy nhau được gần 20 năm và có với nhau hai con: một trai, một gái. Do cuộc sống quá khó khăn nên anh chị rủ nhau lên Hà Nội làm ăn. Hơn 1 tháng trước, anh chị nhận được mối vào làm thợ xây tại khu vực hợp tác xã Zone 9, Hà Nội. Khi xảy ra cháy vợ chồng Trì – Bảy đang thi công phần cách âm vì chủ chuẩn bị mở quán cà phê nhạc sống sau khi hoàn thiện.
Cùng xấu số như cặp vợ chồng Bảy – Trì là vợ chồng Chí – Hạnh. Cả hai người đều ở khu vực xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội đến trung tâm Thủ đô làm nghề cửu vạn và mới được thuê về làm cách đây hơn 2 tuần. Gia cảnh của hai vợ chồng cũng hết sức khó khăn, cô con gái 13 tuổi ở nhà với ông bà, phải tự chăm lo cho cuộc sống của mình vì không có bố mẹ ở bên.
Anh Nguyễn Phú Linh, một công nhân cùng làm việc trong khu vực xảy ra cháy kể lại, khoảng 14h chiều nay, có khoảng 10 người công nhân đang làm hàn xì thì tia lửa điện bất ngờ bắt vào đống vật liệu nhựa, xốp để gần đó gây hỏa hoạn. Đám cháy lan rộng khiến 2 công nhân chết ngạt tại chỗ, 4 người tử vong trong khi đưa đi cấp cứu. Số công nhân còn lại may mắn thoát chết vì kịp đập cửa kính thoát ra ngoài. Ngoài ra còn có 6 chiến sĩ lực lượng PCCC bị ngạt phải đi cấp cứu do không đeo mặt nạ vào cứu hộ.
Người phụ nữ này cùng lúc mất đi 3 người thân.
Người phụ nữ này cùng lúc mất đi 3 người thân. 
Ông Nguyễn Văn Sỹ, một trong số người nhà của các nạn nhân cho hay, những người xấu số đều có hoàn cảnh rất khó khăn, thường xuyên đi làm cửu vạn, công nhân xây dựng kiếm sống, vừa gia nhập nhóm thợ đi thi công tại quán bar bị cháy được khoảng 1 tháng, chưa có hợp đồng lao động.
Hiện, xác các nạn nhân đang nằm tại nhà xác Bệnh viện 108, các cơ quan chức năng đang điều tra để làm rõ nguyên nhân sự cố.
Trước đó, ngày 21/9 tại khu vực Zone 9 từng xảy ra vụ việc hai bạn trẻ trong khi mải tạo dáng tạo hình, dựa vào bờ tường yếu, khiến tường đổ sập, bất ngờ bị rơi xuống tầng 3 khu nhà A khiến 1 thiếu nữ bất tỉnh.
Danh sách các nạn nhân tử vong: 1. Nguyễn Phú Trì (40 tuổi). 2. Nguyễn Thị Lan (tên thường gọi Bảy, 38 tuổi). 3. Nguyễn Phú Hải (20 tuổi). 4. Nguyễn Văn Chí (34 tuổi). 5. Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi). Cả 5 nạn nhân trên đều ở xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. 6. Phạm Quang Huy (24 tuổi, ở Chí Linh, Hải Dương).

“Phim chuồng” - bến đỗ cho tình nhân ở Hà Nội?

"Lúc nãy em vào nhà vệ sinh, thấy có mấy cái bao cao su vứt trong sọt rác, khiến em suýt nôn".

Mấy năm trở lại đây, loại hình "cà phê chuồng" không còn hút khách như trước, một phần cũng vì cơ quan chức năng kiểm tra, dẹp bỏ loại hình kinh doanh này.

Nguyên nhân cháy ở Zone 9 khiến 12 người thương vong

(Kiến Thức) - Bất ngờ tia lửa điện bắt vào đống vật liệu nhựa và xốp, gây ra cháy lớn, khiến 6 người chết ngạt.

Hiện trường vụ cháy.
Hiện trường vụ cháy.
Ôm mặt khóc tại nhà xác bệnh viện 108, anh Nguyễn Phú Tuân (28 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội), người nhà của hai nạn nhân xấu số là Nguyễn Phú Trì (40 tuổi) và Nguyễn Phú Hải (21 tuổi) không nén được đau thương nói: “Vào khoảng 15h, ngày 19/11, em nhận được hung tin có người họ hàng gặp nạn. Nhận được tin báo, em khẩn trương tới nơi. Đến nơi, em nhận được thông tin cả 2 người thân của em đã chết ngạt và được chuyển qua nhà xác. Em đợi ở đây gần 2 tiếng đồng hồ nhưng vẫn chưa được thấy mặt họ”.
Anh Tuân (ngồi giữa) đau buồn khi hay tin người thân bị chết ngạt.
Anh Tuân (ngồi giữa) đau buồn khi hay tin người thân bị chết ngạt.
Theo anh Tuân, một công nhân cũng làm việc trong khu Zone 9 là Nguyễn Phú Linh kể lại, vào khoảng 14h, toán công nhân đang làm việc, trong đó có một nhóm khoảng gần chục người làm hàn xì.

Xót xa nông dân phải ăn bò thay cơm

Người dân vùng lũ đang chạy đua với thời gian để xẻ thịt bò, thịt trâu (bị chết trong lũ lụt) ăn thay cơm.

Sáng 18/11, chúng tôi trở lại vùng rốn lũ Hành Thiện, Hành Tín Đông và Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Chị Dương Thị Duyên, xã Hành Thiện, bật khóc bên con bò trị giá hơn 20 triệu đồng chết ngạt trong nước lũ.
Chị Dương Thị Duyên, xã Hành Thiện, bật khóc bên con bò trị giá hơn 20 triệu đồng chết ngạt trong nước lũ.

Hai con bò của ông Sang, xã Hành Tín Đông, bị dòng nước lũ nhấn chìm chết ngay trong nhà.
Hai con bò của ông Sang, xã Hành Tín Đông, bị dòng nước lũ nhấn chìm chết ngay trong nhà.
Toàn huyện Nghĩa Hành có hơn 1.000 con trâu, bò, hơn 4.700 con heo, hơn 67.700 con gà, vịt chết trong trận lụt kinh hoàng vừa qua. Hình ảnh những người nông dân quanh năm cầm cuốc làm ruộng giờ phải cầm dao thới từng lát thịt trên những con bò bị chết do lũ, ai nấy đều buồn rười rượi. Họ đang chạy đua với thời gian để bò không phải bị sình, thối. Khắp nơi ruồi, nhặng bay vi vo.