Đừng để con sợ nói ra ý kiến của mình

Một đứa trẻ biết nói ra điều mình nghĩ, dám bày tỏ quan điểm và biết cách tranh luận đúng mực sẽ trở thành người tự tin, chủ động và được tôn trọng.

Nhiều bậc cha mẹ luôn mong con mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, bảo vệ quan điểm, không ngại nói ra điều mình muốn. Thế nhưng không ít trẻ lại ngại ngùng, sợ bị mắng, sợ bị cho là cãi lại. Vậy làm sao để trẻ dám nói chính kiến một cách tự tin, khéo léo? Điều này đòi hỏi cha mẹ kiên nhẫn tạo môi trường, rèn kỹ năng và đồng hành cùng con mỗi ngày.

h9.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Bắt đầu từ việc lắng nghe con

Muốn con dám nói, trước hết cha mẹ phải sẵn sàng lắng nghe. Hãy cho con không gian nói hết câu, không cắt ngang hay phán xét gay gắt. Một ánh mắt quan tâm, một câu hỏi mở sẽ cho trẻ thấy ý kiến của mình được trân trọng, không bị gạt đi.

Tôn trọng cả những ý tưởng non nớt

Đôi khi quan điểm của trẻ còn vụng về, trái ngược ý muốn của người lớn. Thay vì gạt phắt đi, cha mẹ nên kiên nhẫn nghe, gợi mở để con tự thấy điểm chưa hợp lý. Sự tôn trọng này giúp trẻ hiểu rằng lên tiếng không đồng nghĩa với bị chê trách.

Tạo “sân chơi” tranh luận lành mạnh

Những cuộc thảo luận nhỏ trong gia đình như chọn món ăn, nơi du lịch hay trang trí phòng là cách tuyệt vời để con luyện bày tỏ chính kiến. Cha mẹ có thể khuyến khích con đưa ra lý do, lắng nghe ý kiến mọi người, học cách phản biện mà vẫn tôn trọng đối phương.

Làm gương cho con

Trẻ sẽ học cách thể hiện quan điểm từ chính cha mẹ. Khi người lớn biết nói điều mình nghĩ, trình bày rõ ràng, tôn trọng người nghe và sẵn sàng lắng nghe lại, trẻ cũng dần dần hình thành cách giao tiếp tự tin, văn minh.

Dạy con nói sao cho đúng lúc, đúng cách

Biết nói chính kiến không có nghĩa là nói bất chấp. Cha mẹ nên hướng dẫn con cách chọn thời điểm, cách dùng lời phù hợp để tránh xung đột không cần thiết. Kỹ năng này rất quan trọng khi con tham gia học nhóm, sinh hoạt cộng đồng.

Ghi nhận và khen ngợi kịp thời

Mỗi lần con dám nêu ý kiến, hãy dành cho con một lời khen hoặc một ánh mắt động viên. Sự ghi nhận sẽ tiếp thêm cho trẻ tự tin, giúp con thấy việc nói ra suy nghĩ của mình là điều đáng trân trọng.

Khuyến khích con đọc sách, mở rộng vốn từ

Nhiều trẻ ngại bày tỏ quan điểm vì không biết diễn đạt thế nào. Cha mẹ có thể khuyến khích con đọc sách, kể chuyện, tham gia các câu lạc bộ kỹ năng mềm để rèn khả năng ngôn ngữ. Khi có vốn từ và cách diễn đạt phong phú, trẻ sẽ dễ tự tin nói lên điều mình nghĩ.

Để con được sai và sửa

Không ai nói hay ngay từ lần đầu. Trẻ cũng vậy. Cha mẹ đừng quá lo khi con nói chưa logic, hoặc mắc lỗi khi tranh luận. Hãy kiên nhẫn uốn nắn, chỉ ra điểm chưa phù hợp để con dần hoàn thiện kỹ năng bày tỏ chính kiến của mình.

Cãi nhau trước mặt con, hệ quả khó lường

Hãy chọn cách cư xử văn minh, kiềm chế cảm xúc và hơn hết, hãy đặt con cái vào vị trí trung tâm để cùng nhau xây dựng một mái ấm thật sự.

Trong đời sống gia đình, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Bất đồng quan điểm, khác biệt tính cách hay áp lực kinh tế, công việc… là những nguyên nhân khiến vợ chồng dễ nổi nóng và tranh cãi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều người lớn lại không ý thức được tác động của việc cãi vã trước mặt con cái. Một cuộc tranh cãi tưởng chừng chỉ là bộc phát cảm xúc nhất thời lại có thể để lại những hệ quả âm thầm nhưng sâu sắc đối với sự phát triển tâm lý, cảm xúc và nhân cách của trẻ.

1.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Khi trẻ cáu giận, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Với trẻ em, điều quan trọng không phải là ngăn chặn mọi cơn giận mà là giúp con hiểu, kiểm soát và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

Trẻ em cũng có những lúc nổi giận, la hét, thậm chí “bùng nổ” trước mặt cha mẹ khiến nhiều người bối rối, lo lắng hoặc tức giận theo. Tuy nhiên, thay vì quát mắng hay trừng phạt, cha mẹ cần hiểu rằng phía sau cơn giận dữ của con là những cảm xúc chưa biết cách kiểm soát. Biết cách phản ứng đúng lúc sẽ giúp cha mẹ vừa giữ được sự kết nối, vừa dạy con cách xử lý cảm xúc lành mạnh.

1-9237.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Giúp con vượt qua mặc cảm ngoại hình

Chỉ cần cha mẹ sẵn lòng yêu thương, hiểu và nâng đỡ, con sẽ học cách chấp nhận, yêu thương chính mình, từ đó tự tin với cuộc sống.

Trong thế giới hiện đại, nơi ngoại hình ngày càng được chú trọng và các tiêu chuẩn về cái đẹp thường được tô vẽ qua mạng xã hội, truyền thông, nhiều đứa trẻ đã và đang lớn lên với tâm lý mặc cảm về ngoại hình của chính mình.

Từ làn da không trắng, vóc dáng “khác biệt”, chiều cao khiêm tốn hay đơn giản là không được giống các hình mẫu lý tưởng, những điều tưởng chừng nhỏ nhặt lại có thể trở thành gánh nặng tâm lý lớn đối với trẻ. Trong hành trình giúp con vượt qua mặc cảm ngoại hình, cha mẹ chính là người bạn đồng hành quan trọng nhất.