Ngộ độc chất tẩy rửa khi đang lau bếp, một phụ nữ tử vong

(Kiến Thức) - Một phụ nữ 30 tuổi ở Madrid, Tây Ban Nha, đã tử vong do ngộ độc chất tẩy rửa vệ sinh bếp. Sự việc xảy ra vào ngày 9/7 sau khi nạn nhân vệ sinh bếp suốt 2 giờ bằng chất tẩy rửa chứa ammonia.

Trước đó, khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, một phụ nữ đã gọi đến số điện thoại cấp cứu 112 của Tây Ban Nha, báo rằng cô cảm thấy khó thở. Tuy nhiên, khi đội cứu hộ tới nơi, gọi cửa không có ai trả lời nên họ buộc phải phá cửa để vào.
Khi vào nhà, đội cứu hộ phát hiện người phụ nữ nằm trên sàn nhà bếp, đang bị lên cơn đau tim. Các nhân viên y tế đã thực hiện cấp cứu cho cô trong 30 phút nhưng cuối cùng cô đã tử vong.
“Mọi dấu vết cho thấy cô ấy bị ngộ độc chất tẩy rửa do hít phải khí ammonia”, phát ngôn viên của Cơ quan An ninh và Trường hợp khẩn cấp Madrid cho biết.
Phụ nữ 30 tuổi ở Madrid, Tây Ban Nha, đã tử vong do ngộ độc chất tẩy rửa vệ sinh bếp. Ảnh: EM.
Phụ nữ 30 tuổi ở Madrid, Tây Ban Nha, đã tử vong do ngộ độc chất tẩy rửa vệ sinh bếp. Ảnh: EM.
Ammonia là chất thường có trong sản phẩm tẩy rửa kính, thủy tinh, nước lau kính và nước cọ bồn cầu. Tiếp xúc với nồng độ cao hóa chất này có thể làm phỏng mắt, mũi, cổ họng. Nó cũng có thể gây ra suy phổi, suy tim, hạ gục hệ thống phòng phủ của não, gây tổn thương não bộ.
Số ca tử vong do tiếp xúc với chất tẩy rửa vệ sinh trong gia đình rất hiếm khi xảy ra. Sản phẩm được tạo ra để sử dụng hàng ngày tại nhà đã được pha loãng các hóa chất. Trong khi đó, các sản phẩm công nghiệp có nồng độ cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong khi sử dụng mọi loại sản phẩm có chứa ammonia, người dùng nên đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt, mọi người nhớ đừng bao giờ trộn ammonia với chất tẩy. Hỗn hợp này có thể kích thích sản sinh ra khí chlorine vô cùng độc hại.
Đôi khi, người ta còn sử dụng amoniac để lau rửa bát đĩa sáng bóng. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm và chúng ta tuyệt đối không nên làm.
Nguy cơ ngộ độc amoniac cao hơn đối với những người có bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng.
Cuối cùng, Tiến sĩ Johnson-Arbor khuyến cáo mọi người nên sử dụng các chất sản phẩm tẩy rửa hữu cơ an toàn hơn.

8 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ai cũng nên biết

(Kiến Thức) - Ước tính có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Dưới đây là cách nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất.

8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet

Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu sốt và đổ mồ hôi thì bạn cần nhớ lại xem liệu mình đã ăn món gì lạ trong ngày.

8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-2
Đau bụng và đầy hơi là một dấu hiệu cảnh báo dạ dày của bạn đang bị rối loạn thức ăn. Nếu cơn đau bụng ngày càng tăng và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-3
Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm. Nó thường kèm theo nôn hoặc muốn nôn.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-4
Tiêu chảy: Nếu bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị tiêu chảy do chất độc trong hệ tiêu hóa. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.   
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-5
Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc, bạn có thể bị sốt nhẹ. Thông thường, sốt do ngộ độc thực phẩm là sốt nhẹ. Đo nhiệt độ thường xuyên và nếu nó vượt quá 38 độ C, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-6
Chán ăn: Thông thường, bạn sẽ cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu không thể ăn hoặc uống được gì trong quá 12 tiếng đồng hồ, kèm theo đó là các triệu chứng mất nước như đi tiểu ít, miệng khô, khát nhiều, lơ mơ và chóng mặt thì hãy đi khám ngay. 
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-7
Mất nước: Nôn và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và các muối khoáng quan trọng. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm, cần đến viện kiểm tra ngay.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-8
Choáng váng: Mất nước cũng là thủ phạm gây cảm giác choáng váng chóng mặt khi bị ngộ độc thực phẩm. Hãy cố gắng bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể. Ảnh: RD. 

Video "Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà". Nguồn: VTC16.

Tôi và mẹ đẻ dựng màn kịch quá hoàn hảo khiến mẹ chồng phát khiếp

Từ sau chuyến về thăm thông gia hôm ấy, tôi thấy mẹ chồng thay đổi thái độ ngay. Việc đầu tiên mẹ chồng làm là bắt con gái phải về nhà chồng ở chứ không cho sống cùng nữa. 

Tôi lấy chồng lúc mới tròn 20 tuổi. Khi ấy tôi đến làm ô sin cho nhà anh và hai đứa đã cảm mến yêu nhau từ lúc nào cũng không hay. Rồi lúc có thai tôi hoảng sợ thì anh lại vui mừng hạnh phúc rối rít bắt ép bố mẹ phải cưới bằng được nếu không anh ấy sẽ bỏ nhà ra đi.