Nghe tin mẹ chồng bị tai nạn, tôi chạy vội đến nơi thì choáng váng

Tôi vội vã chạy đến nơi người ta gọi điện thông báo mẹ chồng bị tai nạn. Nhưng sự thật lại khác tôi suy nghĩ hoàn toàn.

Tôi và chồng đến với nhau bằng tình yêu và sự hy sinh. Nhà tôi khá giả còn nhà chồng nghèo túng, lại đông anh chị em. Khi yêu, bố mẹ luôn hỏi tôi có quyết định chắc chắn không? Ông bà sợ tôi khổ, sợ tôi bị cái nghèo bào mòn người đi. Tôi kiên quyết trả lời có và chấp nhận về nhà chồng ở mà không có nổi một cái đám cưới. Khi đó bố chồng tôi bị tai biến, hấp hối trên giường bệnh. Vợ chồng tôi chỉ kịp thắp hương cáo ông bà để ông bà chứng minh chúng tôi đã là vợ chồng. Còn chuyện cưới hỏi không thể diễn ra.

Sống chung với cái nghèo, thiếu thốn, vợ chồng tôi luôn động viên, an ủi nhau. Tôi nhớ mãi đêm tân hôn trong căn phòng tồi tàn, mẹ chồng ngậm ngùi nắm lấy tay tôi xin lỗi. Còn chồng tôi thì hứa sẽ tổ chức cho tôi một đám cưới trong tương lai. Anh khẳng định sẽ không làm tôi buồn.

Ở với nhau được vài tháng thì tôi có thai. Bố chồng mới mất, tôi có thai cũng giúp mẹ chồng khuây khỏa được phần nào. Việc nhà tôi không phải làm gì vì mẹ chồng đã làm hết rồi. Dù nghèo nhưng mẹ vẫn lo ăn uống cho tôi chu đáo nhất có thể. Có lần tôi còn tận mắt thấy mẹ chỉ ăn toàn rau luộc, cá thịt phần lại cho con dâu. Tôi thương mẹ chồng lắm.

Nghe tin mẹ chồng bị tai nạn, tôi chạy vội đến nơi thì choáng váng ảnh 1

Tôi kiên quyết trả lời có và chấp nhận về nhà chồng ở mà không có nỗi một cái đám cưới. (Ảnh minh họa)

Nhờ công việc chồng tôi thăng tiến, tôi buôn bán tạp hóa cũng đắt khách nên cuộc sống chúng tôi càng lúc càng khá giả hơn. Vợ chồng tôi cất được căn nhà mới tiện nghi, mua sắm vật chất đầy đủ. Dù thế, tôi và mẹ chồng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp. Thậm chí tôi còn xem mẹ như mẹ đẻ vì tình cảm mẹ dành cho tôi rất chân thành, khác hẳn những bà mẹ chồng khác.

Nghe tin mẹ chồng bị tai nạn, tôi chạy vội đến nơi thì choáng váng ảnh 2

Giây phút nhân viên trang điểm đem váy cưới ra hối thúc tôi vào trang điểm cho kịp giờ là giây phút tôi hạnh phúc nhất. (Ảnh minh họa)

Hai ngày trước, đang bán hàng thì tôi nhận được điện thoại từ một số máy lạ. Người đàn ông đó bảo mẹ chồng bị tai nạn, yêu cầu tôi tới đó gấp. Nghe tin, tôi vội vã phóng như bay đến nơi. Mẹ chồng tôi đi đón cu Tít, bé Mít nhà tôi, nếu bà gặp tai nạn, chỉ sợ cả bà lẫn cháu đều nguy hiểm. Trên đường đi mà tim tôi đập liên hồi vì lo sợ.

Không ngờ tới nơi, chẳng có vụ tai nạn nào cả mà đập vào mắt tôi là tấm ảnh cưới được dựng ngay trước sảnh khách sạn. Cô dâu trong tấm ảnh chính là tôi. Mẹ chồng, chồng cùng các con tôi đều đã mặc đồ đẹp đứng đợi sẵn. Giây phút nhân viên trang điểm đem váy cưới ra hối thúc tôi vào trang điểm cho kịp giờ là giây phút tôi hạnh phúc nhất. Hạnh phúc lẫn bàng hoàng vì quá bất ngờ.

Khi đứng trên lễ đường, mẹ chồng tôi rơi nước mắt cảm ơn tôi vì đã không chê gia đình bà nghèo khổ. Đám cưới hôm nay là tất cả những gì bà và chồng tôi có thể làm để bù đắp một phần thiệt thòi cho tôi. Tôi cũng khóc. Mẹ tôi rơm rớm nước mắt, cười mãn nguyện vì cuối cùng tôi cũng đã lựa chọn đúng.

Đám cưới diễn ra với khách mời là những người thân thiết, bạn bè và đồng nghiệp của chồng tôi. Ít người thôi nhưng vui và hạnh phúc lắm. Tôi biết ơn mẹ chồng và chồng mình nhiều lắm. Giờ ngẫm lại, tôi vẫn còn cảm giác lâng lâng hạnh phúc chiều hôm đó. Thiết nghĩ, trên đời này, chỉ cần dành tình yêu trọn vẹn, không toan tính cho ai đó, tôi tin người đó sẽ không phụ bạc mình đâu.

Sự thật sau cái cớ đang nằm viện chờ mổ, mẹ xin con 50 triệu

Vợ chồng chị Hảo lập nghiệp xa, không ở chung với bố mẹ chồng. Hàng tháng anh chị đều gửi cho bố mẹ 5 triệu đồng tiền sinh hoạt. Có tháng phát sinh thêm vài triệu anh chị cũng chuyển ngay.

Chị Hảo làm trưởng phòng, lương tháng 40 triệu nhưng thường xuyên phải làm thêm giờ. Dù có thu nhập cao nhưng công việc vất vả. Chồng chị cũng có công ăn việc làm nên đối với bố mẹ chồng không có thu nhập gì ở quê, các con như vậy đã là rất khá giả. Bố chồng chị thì không bao giờ đòi tiền, mẹ chồng quản lý chi tiêu hàng ngày nên chị gửi tiền cho mẹ vào thời điểm cố định trong tháng.

Mẹ chồng chị tháng nào cũng dùng hết tiền, thi thoảng phát sinh thêm. Anh chị đều nghĩ bố mẹ nuôi con vất vả, giờ mình có thể có điều kiện thì lo cho các cụ sống sung túc hơn, số tiền này chẳng là gì cả. Vậy nên anh chị chưa bao giờ hỏi mẹ đã tiêu tiền như thế nào.

Mỗi dịp lễ tết, anh chị mang rất nhiều quà về biếu bố mẹ chồng. Nhưng về nhà, tủ lạnh gần như trống trơn, không có thịt, chỉ có mấy cái rau lèo tèo. Chị băn khoăn, hàng tháng đưa bố mẹ chồng số tiền như vậy thì ở quê chắc ông bà sẽ mua được mấy món ngon, tại sao không có đồ ăn trong nhà. Chị nói với chồng, anh lại bảo chắc ông bà muốn ăn chay.

Rốt cuộc, cứ cho là ông bà ăn uống đạm bạc vì thích như vậy, nhưng chi phí sinh hoạt như thế tại sao đôi khi cần con cái gửi cho thêm tiền nhiều gấp rưỡi, gấp đôi? Chị không hỏi mẹ chồng vì sợ gây áp lực cho bà.

Su that sau cai co dang nam vien cho mo, me xin con 50 trieu

Mỗi dịp lễ Tết, anh chị đều mang rất nhiều quà về biếu bố mẹ chồng. (Ảnh minh họa: Sohu).

Mang ít quà sang hàng xóm biếu, tiện hỏi thăm tình hình của bố mẹ chồng, chị Hảo được biết rằng mẹ chồng chị hiếm khi ra ngoài, bà sống đạm bạc hàng ngày, không mua nhiều thực phẩm, cũng không mua quần áo mới.

Vợ chồng chị Hảo mua cho mẹ chồng một chiếc điện thoại di động mới, sau đó đưa thẻ điện thoại cũ vào cho mẹ chồng, rồi xem hồ sơ dữ liệu chuyển, thấy rằng mẹ chồng đã chuyển cho em trai chồng rất nhiều tiền.

Em chồng chị nhỏ hơn anh trai nhiều tuổi nhưng không chịu làm ăn, còn hay đòi bán nhà chia tiền. Nhưng anh chị đều không nghĩ trước giờ cậu ấy lấy của ông bà nhiều tiền như vậy.

Sau đó vì chưa lựa được lúc thích hợp nên chị Hảo chưa hỏi mẹ chồng sự việc ra sao. Bà cũng không biết anh chị đã thực sự biết bà tiêu tiền vào đâu.

Một tháng sau, mẹ chồng gọi điện cho chị Hảo: "Con ơi, mẹ đang nằm viện cấp cứu, cần 50 triệu làm phẫu thuật...". Đúng lúc chị tiện đường công tác ghé về thăm ông bà, nhìn qua hàng rào cổng thấy bóng bà, chị trả lời: "Mẹ đừng giả vờ nữa, con đang đứng ngay trước cửa nhà rồi".

Bước vào đến nhà, chị Hảo nói với mẹ rằng mình đã biết mẹ chuyển tiền cho em chồng. Mẹ chồng chị đành thành thật giải thích rằng, cậu em chồng đi làm việc tay chân rất vất vả, biết được anh chị đưa tiền sinh hoạt cho bố mẹ hàng tháng, cậu ấy tự hỏi mẹ được mỗi tháng bao nhiêu và thỉnh thoảng lại xin.

Gần đây cậu ấy muốn lập nghiệp, không muốn làm việc tay chân nữa, nhưng cần nhiều tiền, không dám nhờ anh trai nên đành xin mẹ. Vài chục triệu không nhỏ nên bà đành tìm một cái cớ.

Chị Hảo chưa biết nên xử lý sự việc thế nào, có lẽ chị cần bàn bạc thêm với chồng. Nhưng em trai chồng chị không phải người biết chí thú làm ăn, cậu ấy quen tính chơi bời lêu lổng, không chịu khó chịu khổ bao giờ, làm công việc gì cũng chỉ một hai tháng là bỏ, lười biếng như vậy liệu tự gây dựng cơ đồ có nổi hay không?

Chị nghĩ mà thấy giận cả ông bà. Trong gia đình này, anh trai lớn phải đi làm từ sớm nên tính tình tự lập, thương yêu gia đình, nhưng lại thành đứa con vất vả. Em trai nhỏ thì được mẹ nuông chiều, muốn gì cũng đáp ứng. Được cưng nựng như vậy đã trở thành một rào cản khiến cậu ấy không thể gia nhập xã hội, không thể chịu được những khó khăn của xã hội và công việc. Từ nhỏ cậu ấy quen muốn là được, giờ lớn rồi nhưng đến tiền sinh hoạt của ông bà cũng không tha, không lẽ cứ để vậy mà không cho em trai chồng một bài học nào?

Mẹ chồng muốn nuôi cháu nhưng lý do thật đằng sau quá sốc

Tôi vốn có tư tưởng là “con mình thì mình nuôi” nên không bao giờ trông chờ vào sự giúp đỡ của hai bên nội ngoại.

Vợ chồng tôi kết hôn hơn 5 năm, có 2 con đủ nếp đủ tẻ. Con trai thứ 2 mới được 1 tuổi rưỡi nhưng tôi đã quyết định cho con đi lớp mầm non.

Chồng cũ gửi ‘món quà’ cưới khiến tôi khốn khổ

Vào ngày cưới của tôi, gã chồng cũ bẩn tính gửi tặng “món quà đặc biệt” khiến sau đó tôi phải khốn đốn với nhà chồng.

Vì lỡ có bầu nên tôi phải lấy chồng khi còn quá trẻ, để rồi suốt 5 năm ở nhà chồng, tôi chịu rất nhiều áp lực. Bố mẹ chồng khinh ghét tôi không có việc làm, suốt ngày nói tôi ăn bám. Đứa em gái chồng cũng coi tôi như người giúp việc trong nhà, chưa bao giờ nó gọi tôi một tiếng chị dâu. Còn chồng thì mỗi khi không vừa mắt việc gì là mắng mỏ vợ ngay trước mặt mọi người.

Không thể chịu đựng được cảnh bị hắt hủi khi ở nhà chồng, tôi đã lén lút bế con rời khỏi đó để về ngoại sống. Nào ngờ ngay khi tôi về tới nhà ngoại, cả nhà chồng cũng có mặt để giành giật lấy đứa con trai của tôi. Họ bảo tôi có thể đi nhưng cháu của họ không ai có thể mang đi được. Tôi không muốn quay lại ngôi nhà đó nữa, đồng nghĩa với việc là không bao giờ được gặp con nữa.