Ngày mai tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 vaccine COVID-19 của Việt Nam

Dự kiến 50 tình nguyện viên đủ điều kiện về sức khỏe sẽ được tiêm Nanocovax – vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam vào sáng mai.

Ngày 25/2, phó giáo sư, tiến sĩ Chử Văn Mến – Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và Tương đương sinh học, Học viện Quân y cho biết, khoảng 200 người đến đăng ký thử nghiệm Nanocovax giai đoạn 2. Đến trưa, 155 người trong số này chấp nhận tham gia nghiên cứu.
Những người này sẽ được khám sức khỏe, sàng lọc và tư vấn. Sau đó, Học viện Quân y sẽ chốt lượng người đủ điều kiện tham gia. Dự kiến, 50 người đủ điều kiện được chọn tham gia thử nghiệm vaccine vào sáng mai. “Tuy nhiên, thực tế số người được tiêm có thể ít hơn vì để đảm bảo quy trình thử nghiệm”, ông Mến nói.
Ngay mai tiem thu nghiem giai doan 2 vaccine COVID-19 cua Viet Nam
Một tình nguyện viên được tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax giai đoạn 1. 
Thử nghiệm giai đoạn 2 sẽ có khoảng 560 người tham gia với nhiều điểm khác biệt so với giai đoạn 1 như quá trình tiêm sẽ diễn ra ở 2 địa điểm là Học viện Quân y và ở huyện Bến Lức (Long An).
Ngoài ra, trong 560 tình nguyện viên thì khoảng 80 người được tiêm giả dược. Những người còn lại vẫn được chia làm 3 nhóm để tiêm 3 liều lần lượt là 25, 50 và 75 mcg.
Giả dược là cấu tạo từ nhiều loại tá dược dùng để điều chế vaccine từng tiêm cho cộng đồng. Chính vì vậy, liều giả dược an toàn và không ảnh hưởng tới cơ thể. Ngoài ra, mục đích tiêm giả dược để phát hiện sự khác biệt của nhóm tiêm vaccine và đo lường hiệu quả của vaccine. Đây cũng là cách để tối ưu hóa liều tiêm, xem ở mức nào, liều nào cho đáp ứng miễn dịch tốt nhất.
Thông qua quá trình thử nghiệm giai đoạn 2, các chuyên gia sẽ đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu lực phòng ngừa của vaccine Nanocovax. Những người tham gia vào thử nghiệm lần này sẽ không mất chi phí và được hỗ trợ số tiền 400.000 đồng.
Khi tiêm, các tình nguyên viên sẽ được tiêm vào vị trí bắp tay với liệu trình 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 28 ngày giống như giai đoạn 1. Tuy nhiên, khác với lần trước, sau khi tiêm, các tình nguyện viên sẽ chỉ phải ở lại theo dõi sức khỏe trong 1 giờ thay vì 72 giờ rồi sau đó về theo dõi tại nhà.
Nanocovax là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng trên người. Đây cũng là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên hoàn thiện quy trình nghiên cứu và đạt hiệu quả cao trong thử nghiệm lâm sàng, hứa hẹn sẽ là vaccine COVID-19 “made in Vietnam” đầu tiên đưa ra thị trường.
Nanocovax được nghiên cứu sản xuất bởi Công ty Nanogen và Học viện Quân y. Ngoài Nanogen, Việt Nam còn 3 đơn vị khác tham gia vào công tác nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 là Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac), Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac).
Trong đó, tiến độ sản xuất vaccine COVIVAC của Viện vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) và vaccine của Công ty TNHH MTV vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) đang thực hiện theo đúng kế hoạch. Hai đơn vị này chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine COVID-19 trên người.

Trường hợp mắc COVID-19 thứ 31 tử vong là bệnh nhân 996

 Sáng ngày 29/8/2020, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 số 996. Đây là ca mắc COVID-19 tử vong thứ 31 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

Bệnh nhân 996 (BN 996) là nam, 28 tuổi, địa chỉ: Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam.

Thêm một ca nhập cảnh nhiễm Covid-19, số người đang cách ly vượt 20.000

Sau 2 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới, tối 25/1 Việt Nam ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh từ Indonesia...

Them mot ca nhap canh nhiem Covid-19, so nguoi dang cach ly vuot 20.000
Ảnh minh họa. 
Bộ Y tế tối 25/1 thông tin thêm một ca mắc Covid-19 mới, bệnh nhân 1.549 là ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Hà Nội.

Sáng 19/2, không có ca mắc COVID-19, BV dã chiến số 3 ở Hải Dương hoạt động

Bản tin 6h ngày 19/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam đã chữa khỏi 1.605 bệnh nhân. Hôm nay, BV dã chiến số 3 của Hải Dương quy mô hơn 300 giường bệnh đi vào hoạt động.

Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 19/02: Việt Nam có tổng cộng 1448 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 755 ca.
- Tính từ 18h ngày 18/02 đến 6h ngày 19/02: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 139.446, trong đó:
Sang 19/2, khong co ca mac COVID-19, BV da chien so 3 o Hai Duong hoat dong
 
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 604
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.450
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 125.392.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.605 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 69 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 39 ca, số ca âm tính lần 3 là 55 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.
Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã và đang tích cực làm việc với các đối tác thực hiện nhập khẩu vắc xin để sớm đưa vắc xin phòng bệnh COVID-19 về Việt Nam phục vụ người dân. Đồng thời với đó là đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước. Xã hội hóa và huy động các nguồn lực để phục vụ việc cung cấp vắc xin vắc xin phòng bệnh COVID-19 một cách nhanh nhất, rộng nhất.
Theo đó, Cục Quản lý dược đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca, số lượng 204.000 liều. Dự kiến ngày 28/2 tới đây, lô vắc xin đầu tiên này sẽ về đến Việt Nam. Cùng đó khoảng 4,88 triệu liều vắc xin của COVAX facility cũng dự kiến sẽ về đến Việt Nam. Như vậy, chúng ta có khoảng hơn 5 triệu liều để tiêm mũi thứ nhất cho hơn 5 triệu người.
Hôm nay 19/2, BV dã chiến số 3 của Hải Dương đi vào hoạt động
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hải Dương, đến nay các hạng mục tại BV dã chiến số 3 cơ bản hoàn thành, có 329 giường bệnh. BV đã sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị.
Sở Y tế Hải Dương đã điều động 100 nhân viên y tế, chủ yếu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẵn sàng làm nhiệm vụ; bổ sung một số trang thiết bị thiết yếu từ nguồn viện trợ, các đơn vị y tế khác trong tỉnh cho bệnh viện.
Tỉnh Hải Dương cũng đã chỉ đạo TP Chí Linh thực hiện khử khuẩn, chuẩn bị đầy đủ vật chất tại khu nhà 5 tầng từng làm nơi cách ly tập trung để các nhân viên y tế ở lại trong thời gian làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến. Bệnh viện dã chiến số 3 được lắp đặt, cải tạo từ khu nhà ký túc xá 3 tầng của Trường Đại học Sao Đỏ.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương ổ dịch Cẩm Giàng là ổ dịch nguy hiểm nhất của tỉnh. Hải Dương đã tiến hành hàng loạt giải pháp tại địa phương này. Toàn bộ 100% các doanh nghiệp tại Cẩm Giàng phải thực hiện việc xét nghiệm cho công nhân trước khi nối lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết.
Nếu trường hợp xuất hiện công nhân bị lây nhiễm, phát sinh tại phân xưởng nào thì cách ly toàn phân xưởng đó. Hải Dương đang cách ly đến 14.000 trường hợp.
Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế:
- Khẩu trang
-Khử khuẩn
-Khoảng cách
-Không tụ tập
- Khai báo y tế