Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo?

Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới đúng và chuẩn theo phong thủy để tránh đại kỵ điều nhà nào cũng cần nằm lòng.

Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Nhiều người Việt quan niệm rằng sau khi ông Công ông Táo lên chầu trời, vị trí bàn thờ - nơi an tọa của các vị thần sẽ bị trống, bởi vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để sái tịnh, bao sái (lau dọn bàn thờ) mà không sợ ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm, xảy ra những điều không tốt cho gia đình.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt (công ty Phong Thuỷ Việt Nam), quan niệm này không chính xác: "Trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà và tạo ra phúc đức, nên việc lau dọn bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ được".
 
Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp
Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ, bạn thắp hương và khấn xin phép như sau:
"Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật
Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật".
Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

Chọn hoa cắm bàn thờ ngày Tết để rước lộc vào nhà

Những loại hoa nào nên chọn cắm bàn thờ ngày Tết để rước lộc vào nhà trong năm mới, không biết có ngày bạn sẽ hối hận.

Hoa trên ban thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa. Đối với ban thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này. Ngoài ra, để mang đậm không khí xuân cổ truyền, các gia đình thường cắm một cành đào hoặc cành mai trong lọ sứ lớn. Để chọn hoa cắm ban thờ ngày Tết, người ta thường dùng hoa bền màu, có mùi hương thơm, không gây khó chịu cho mọi người như hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, hoa dơn….

Bày trí bàn thờ gia tiên ngày Tết thế nào mới là hợp phong thủy?

Với người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.. Do đó, dịp Tết đến xuân về đây là nơi buộc phải có sự giữ gìn và sắp xếp sạch sẽ đồng thời kèm theo một số nguyên tắc riêng như sau.

Bàn thờ gia tiên nhất định phải sạch sẽ

Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm.