Nắng nóng, cho trẻ dùng bột sắn dây thế nào tốt cho sức khỏe?

(Kiến Thức) - Bột sắn dây được chế biến từ các giống khoai, củ. Trong quá trình lọc tinh bột lấy nước sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Vì thế, theo các chuyên gia, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống.

Bột sắn dây là đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là giúp giải nhiệt ngày hè. Với công dụng giải nhiệt, giải độc, bảo hộ tế bào gan, hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu. Ngoài ra, bột sắn dây còn chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...
Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
Nang nong, cho tre dung bot san day the nao tot cho suc khoe?
Theo các chuyên gia, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống.  
Theo các chuyên gia, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Theo bác sỹ cao cấp y học cổ truyền, Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn.
Nang nong, cho tre dung bot san day the nao tot cho suc khoe?-Hinh-2
Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn. Ảnh minh họa: Internet 
Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận cơ thể của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời trẻ dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
TS. BS Phan Bích Nga, GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng cũng cho biết, những sai lầm thường gặp của phụ huynh trong ngày nóng là cho con ăn, uống bột sắn… thay vì ăn bột, cháo vì nghĩ trẻ giống mình. Trong khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi đang phát triển mạnh về chiều cao, cân nặng nên cần ăn uống đủ chất hơn thế.
Bởi bột, cháo nấu cho trẻ thông thường luôn đủ 4 nhóm chất (đạm, protein, lipit, vitamin) trong khi các loại khoai, sắn… lại có nhiều thành phần kém hấp thu vi chất còn các loại hạt (đỗ, sen…) cho vào cháo cũng gây lâu tiêu, ít năng lượng khiến trẻ chậm lớn.
Cần lưu ý thêm, các mẹ nên lựa chọn loại bột sắn dây nguyên chất, không sử dụng bột sắn dây pha tạp chất có bán trôi nổi trên thị trường.
Cách đơn giản để nhận biết bột sắn “thật”:
Cho bột vào nước và sờ tay vào bột thấy mịn hoàn toàn, không có hạt sạn.
Khi hòa với nước lạnh uống bình thường thì bột phải tan hết, để tầm 2 phút vẫn không lắng cặn.

Công dụng hạt đười ươi quý như “lộc trời ban” 4 năm 1 lần

(Kiến Thức) - Mọc nhiều ở vùng đồi núi nhưng 4 năm cây mới cho hạt 1 lần, vì thế hạt đười ươi được coi là “lộc trời”. Loại hạt này được dùng làm thức uống giải khát ngày nóng nực, với vô vàn công dụng.

Hạt ươi còn có các tên gọi khác như hạt đười ươi hoặc lười ươi. Loại hạt này được dùng làm thức uống giải khát, bổ mát trong những ngày nóng nực, ngoài ra nó còn biết đến như một vị thuốc nam với vô vàn công dụng khác nhau.
Cong dung hat duoi uoi quy nhu “loc troi ban” 4 nam 1 lan
Điểm đặc biệt khiến người dân gọi hạt đười ươi là “lộc trời” bởi phải tới 4 năm cây trưởng thành mới cho hạt 1 lần. Ảnh: Internet. 
Hàng năm cứ đến tháng 4-6, hạt đười ươi chín rộ, người dân lại vào rừng khai thác để bán. Tuy nhiên, loại cây này mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi, mất khoảng 10 năm mới trưởng thành, ra hoa đậu trái. Điểm đặc biệt khiến người dân gọi hạt đười ươi là “lộc trời” bởi phải tới 4 năm cây trưởng thành mới cho hạt 1 lần. Hạt đười ươi gồm 2 loại: hạt đười ươi bay là loại tốt nhất, khi chín tự rụng xuống; hạt đười ươi thường là loại hạt được người dân hái trực tiếp trên cây rồi phơi sấy khô.
Hạt này có hình bầu dục, kích thước khoảng vài cm và bề mặt sần sùi có màu nâu vàng. Loại thảo dược này thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam Bộ như Đồng Nai, Vũng Tàu,… Ngoài ra, ngày nay loại cây này cũng được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai…
Hạt ươi bay có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi cổ họng và đặc biệt trị táo bón, gai cột sống. Trong sách y học cổ truyền còn có tên trái đười ươi, quả đười ươi, Đại hải tử, Đại hải, Đại đồng quả, An nam tử, Hồ đại phát, bàng đại hải, malva nut, pang da hai.
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Ủy viên Hội dược liệu TP HCM, đười ươi có vị ngọt, nhạt, tính hàn. Loại quả này có tác dụng thanh phế, nhiệt, lợi yết hầu, có tác dụng nhuận tràng. Dùng đười ươi trong trường hợp cơ thể bị nhiệt táo, ho khan, đau họng, sốt, mụn lở, nhức răng, đại tiện ra máu.
Trong tự nhiên, hạt ươi bay có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy màu cam. Chỉ cần 4-5 hạt vào một lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu ngày dùng 2-5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra và thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uống trong ngày.
Theo lương y Nghĩa, tùy độ tuổi, mỗi ngày nên dùng từ 2-10 hạt cho vào ly nước lớn, uống đều trong 10-30 ngày rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người hay thức khuya, lao động trí óc, người bệnh trĩ, táo bón. Tuy nhiên, người bị viêm đại tràng, lạnh bụng, tiêu chảy; phụ nữ mang thai, cho con bú và tùy cơ địa mỗi người không nên sử dụng hạt đười ươi. Do dó, cần tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng.
Cong dung hat duoi uoi quy nhu “loc troi ban” 4 nam 1 lan-Hinh-2
 

Bị chửi đuổi, con dâu gằn giọng đáp trả mẹ chồng

“Mấy bộ quần áo rách của cô đây, mang theo rồi cuốn xéo khỏi nhà tôi, thằng Khoai để lại đó”.

Vừa dắt xe đến cổng, chưa kịp vào nhà mà em đã phải nghe tiếng chửi đuổi của mẹ chồng. Chuyện mẹ chồng chửi con dâu xảy ra như cơm bữa nên em cũng quen với tình cảnh này lắm rồi. Dựng vội cái xe vào góc sân, em chạy vào nhà đón con trai từ tay bố chồng rồi hỏi nhẹ.

- Ở nhà có chuyện gì thế bố, lại có ai đến đòi tiền chồng con ạ!