Một ví dụ điển hình của Phật giáo nhập thế

Đầu năm nay, một tổ chức của những người cư sĩ Phật tử có tên gọi là Buddhacare đã được thành lập tại Australia.

Hội Buddhacare được thành lập với hai mục đích chính: Thứ nhất, hoạt động với tư cách là cơ quan bảo vệ cho người cư sĩ Phật tử ở Australia; thứ hai, đẩy mạnh hoạt động Phật giáo nhập thế như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Australia.
Buddhacare lấy cảm hứng từ niềm tin rằng, việc thực hành giáo pháp không thể tách khỏi sự hội nhập xã hội, như đã được thể hiện qua chính cuộc đời của Đức Phật.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 
Hiệp hội Tăng-già Australia (ASA) hoạt động như một tổ chức bảo trợ cho những người xuất gia. Hiện chưa có tổ chức chuyên trách về nhiệm vụ chăm sóc những nhu cầu thực tế của người cư sĩ Phật tử, mặc dù, về cơ bản thì các cư sĩ Phật tử đã được các chùa và các hội quan tâm. Hội Buddhacare hy vọng sẽ là tổ chức đầu tiên chính thức hỗ trợ cho người cư sĩ Phật tử Australia.
Dự án này là đứa con tinh thần của hai Phật tử thâm niên, đó là Vince Cavuoto đến từ Melbourne và Henry Dang đến từ Sydney. Henry Dang cũng là Tổng Thư ký hiện tại của Hội Liên hiệp Phật tử Australia. Theo ông Henry Dang, Buddhacare sẽ làm việc chặt chẽ với Giáo hội Tăng-già Australia và các tổ chức Phật giáo ở các nước khác nhau trên thế giới.
Một tổ chức tương tự như vậy là Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế cũng đã được thành lập ở Hàn Quốc vào năm 2007. Diễn đàn này do tông phái Chongji của Phật giáo Hàn Quốc khởi xướng. Vào năm 2012, Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế đã tổ chức buổi họp mặt đầu tiên tại một trung tâm Thiền thuộc Phật giáo Tây Tạng ở miền Nam Tây Ban Nha. Tại buổi họp mặt lần thứ bảy của Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế ở Tokyo tổ chức từ ngày 23 đến ngày 29 tháng Tư năm nay, ông Cavuoto đã trình bày bài phát biểu với chủ đề “Xây dựng một cơ cấu tổ chức cho một tổ chức Phật giáo nhập thế: Buddhacare”. Trong bài phát biểu, Cavuoto nhấn mạnh đến sự cần thiết của Phật giáo như một tổng thể để có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội như giáo dục, nghiên cứu y học,… và đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến vấn đề phúc lợi của tất cả mọi người, cả trong nước lẫn quốc tế.
Các tổ chức như Buddhacare và Diễn đàn Cư sĩ Phật tử Quốc tế nhận thấy một nhu cầu cấp thiết đối với những người cư sĩ Phật tử trong việc vận dụng giáo pháp một cách tích cực vào đời sống xã hội như là một liều thuốc giải độc cho sự khổ đau và cải thiện phúc lợi của tất cả chúng sinh. Họ hy vọng sẽ chứng minh được rằng Phật pháp vượt qua tất cả những mãn nhãn và những sự khác biệt giữa tất cả mọi người.

Tỉnh giác trong việc dấn thân nhập thế

Tuổi đạo càng nhiều, đạo lực càng cao thì càng vững vàng trong việc giữ gìn giới luật, nỗ lực thực hành thiền định và tinh tấn trau dồi trí tuệ.

Số báo này đến tay Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc cũng là lúc giới Phật giáo khắp các tỉnh thành tổ chức lễ mãn hạ - kết thúc ba tháng an cư tịnh tu của chư Tăng Ni theo luật Phật chế định và được duy trì hơn hai ngàn năm trăm năm qua.

Ngắm ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam

Quan sát từ độ cao hơn 200m, ngôi chùa trên núi mang tên Ba Vàng tại Uông Bí đẹp và vô cùng bề thế.

Khoan vội xuất gia

Bạn cần suy nghiệm thêm về mục đích và ý chí xuất gia của mình, đến khi nào thực sự chín muồi thì hãy xuất gia.

HỎI: Tôi năm nay 21 tuổi và đang là sinh viên năm thứ ba ngành y. Tôi may mắn được gần gũi Phật pháp và quy y từ nhỏ vì nhà tôi ở gần chùa. Tôi thường đi chùa tụng kinh và cảm thấy tâm mình rất thanh thản, thư thái. Hoàn cảnh gia đình tôi cũng khó khăn, cha mẹ bất hòa nên hay gây gổ. Tôi cũng ít nói chuyện với gia đình, tâm sự thì càng không, mọi chuyện đều để trong lòng. Vì sẵn có duyên với chùa chiền nên khoảng mấy tháng nay tôi suy nghĩ về chuyện xuất gia.