Tỉnh giác trong việc dấn thân nhập thế

Tuổi đạo càng nhiều, đạo lực càng cao thì càng vững vàng trong việc giữ gìn giới luật, nỗ lực thực hành thiền định và tinh tấn trau dồi trí tuệ.

Số báo này đến tay Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc cũng là lúc giới Phật giáo khắp các tỉnh thành tổ chức lễ mãn hạ - kết thúc ba tháng an cư tịnh tu của chư Tăng Ni theo luật Phật chế định và được duy trì hơn hai ngàn năm trăm năm qua.
Với người xuất gia, sau mỗi mùa an cư được thêm một tuổi đạo. Thêm một tuổi đạo, đồng nghĩa với việc tăng trưởng đạo lực tự thân. Tuổi đạo càng nhiều, đạo lực càng cao thì càng vững vàng trong việc giữ gìn giới luật, nỗ lực thực hành thiền định và tinh tấn trau dồi trí tuệ.
Người xuất gia đi vào đời cần tỉnh giác - không được khinh suất cho dù những điều nhỏ nhặt nhất.
 Người xuất gia đi vào đời cần tỉnh giác - không được khinh suất cho dù những điều nhỏ nhặt nhất.
Nói cách khác là phải tăng thượng Tam học, như trong kinh A-hàm, Đức Thế Tôn đã dạy: “Thế nào là tăng thượng Giới học? Tỳ-kheo an trụ Giới Ba-la-đề-mộc-xoa, đầy đủ oai nghi hành xử, thấy tội vi tế sanh lòng sợ hãi, thọ trì học giới. Đó gọi là tăng thượng Giới học.
“Thế nào là tăng thượng Ý học? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác có quán, hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trụ Sơ thiền,... cho đến chứng và an trú đệ Tứ thiền. Đó gọi là tăng thượng Ý học.
“Thế nào là tăng thượng Tuệ học? Tỳ-kheo nào biết như thật về Khổ Thánh đế này, biết như thật về Khổ tập Thánh đế này, Khổ diệt Thánh đế này, Khổ diệt đạo tích Thánh đế này, thì đó gọi là tăng thượng Tuệ học” (kinh 832: Học).
Tinh tấn tu tập Giới, Định, Tuệ là căn bản trong lối sống, là sự nghiệp của người xuất gia, mà khoảng thời gian tiêu biểu là ba tháng an cư kiết hạ của Tăng Ni. Thời điểm kết thúc ba tháng an cư chính là lễ Tự tứ - mỗi vị Tỳ-kheo phải tự nguyện đưa mình ra trước đại chúng, nhờ các vị đồng phạm hạnh chỉ cho biết những lỗi lầm ta đã phạm phải mà các vị ấy đã thấy, nghe hoặc nghi. Nếu tự mình kiểm điểm thấy đúng sự thật thì thành khẩn sám hối để được thanh tịnh. Việc thực sự tự nhận lỗi lầm và thành tâm sám hối đúng luật là điều thiết yếu để bảo đảm cho hành giả - người tu không ngã quỵ, đứng vững và vượt qua những chướng duyên, tiến bộ trên con đường giải thoát. Như Đức Phật đã dạy Tôn giả Ca Diếp: “Nay ông đã tự biết hối lỗi, đã tự thấy hối lỗi rồi, thì trong đời vị lai luật nghi giới sẽ sanh” (Tạp A-hàm, kinh 830: Băng-già-xà).
Khi tăng thêm tuổi đạo, đồng nghĩa với việc người xuất gia - người tu phải ý thức hơn sứ mạng dấn thân nhập thế hành đạo, cân nhắc từng suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình để không lơ là luật nghi, làm sao mang lợi lạc theo tinh thần hướng thượng cho đời, đồng thời không gây tổn hại cho đạo, tỉnh giác - không được khinh suất cho dù những điều nhỏ nhặt nhất. Có như vậy mới xứng đáng là người xuất gia, trưởng tử Như Lai, xứng đáng với tuổi đạo mà mình đang tăng trưởng và thành tựu qua mỗi mùa an cư kiết hạ.

Tôn xưng Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức

Hỏi: Nhờ giải thích nguyên nghĩa của các cách tôn xưng "Hòa thượng", "Thượng tọa" và "Đại đức".

Những tướng tốt kỳ lạ của Đức Phật

Đức Phật - con người toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn về mặt hình thể.

Các kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có nói đến 32 tướng tốt của đức Phật một cách đầy đủ, những tướng này được phát hiện lúc mới đản sanh, do các vị tướng sư xác định.

Phước hay tội?

Hẳn bạn cũng từng nghe câu nói, giúp người nên cho họ cần câu chứ không nên cho con cá.

HỎI: Tôi muốn giúp cho một số bà con, cụ thể là giúp đỡ tài chính để trang bị ngư cụ cho họ có phương tiện làm ăn ổn định, lâu dài. Là những Phật tử thuần thành, tôi thấm nhuần giáo lý Đức Phật đã dạy là tự mình không sát sanh, không xúi bảo hay tạo điều kiện để người khác sát sanh… Với cách giúp như trên có phải tôi đang tạo điều kiện để người khác sát sanh? Việc giúp người thông thường thì được phước nhưng trong trường hợp này chẳng biết tôi có bị tội (cộng nghiệp sát hại) không?