Khoan vội xuất gia

Bạn cần suy nghiệm thêm về mục đích và ý chí xuất gia của mình, đến khi nào thực sự chín muồi thì hãy xuất gia.

HỎI: Tôi năm nay 21 tuổi và đang là sinh viên năm thứ ba ngành y. Tôi may mắn được gần gũi Phật pháp và quy y từ nhỏ vì nhà tôi ở gần chùa. Tôi thường đi chùa tụng kinh và cảm thấy tâm mình rất thanh thản, thư thái. Hoàn cảnh gia đình tôi cũng khó khăn, cha mẹ bất hòa nên hay gây gổ. Tôi cũng ít nói chuyện với gia đình, tâm sự thì càng không, mọi chuyện đều để trong lòng. Vì sẵn có duyên với chùa chiền nên khoảng mấy tháng nay tôi suy nghĩ về chuyện xuất gia.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 
Tôi có trình bày với ba mẹ nhưng cả hai người đều khóc, ngăn cản nói tôi không thương cha mẹ, anh chị tôi cũng phản đối. Tôi thấy mình cũng đã trưởng thành và suy nghĩ chín chắn về quyết định của mình. Xin hỏi, nếu tôi quyết chí xuất gia mà ba mẹ không đồng ý thì có được không?
(MINH CHIẾN, minhchien1507@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Minh Chiến thân mến!
Bạn phát tâm xuất gia là điều tốt, nhưng thiết nghĩ đây chưa phải là thời điểm lý tưởng cho quyết định này. Bạn đã đi gần hết chặng đường sinh viên thì hãy đi cho trọn. Về sau nếu đủ duyên xuất gia, bạn cũng rất cần bằng cấp chuyên môn để làm việc giúp đời.
Quan trọng là lý tưởng và mục đích xuất gia của bạn chưa mấy rõ ràng. Chỉ có cảm tình với đạo nhờ gần gũi với chùa chiền và cảm thấy chán, không bằng lòng với những người trong gia đình mà quyết bứt phá đi xuất gia thì chưa đủ. Một người hảo tâm xuất gia phải có hoài bão “trước cầu tự thân giác ngộ, giải thoát và sau nguyện hóa độ, làm lợi ích cho chúng sanh”.
Bạn đã trưởng thành thì nên cùng nhau ngồi lại để sẻ chia, xây dựng và hàn gắn lại những đổ vỡ của gia đình, không nên trốn chạy hay bỏ mặc. Kế đến, bạn cần tập trung để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Làm được như vậy bạn mới thực sự thương cha mẹ, và có xuất gia đi nữa cũng được thanh thản.
Hãy bình tâm suy nghiệm thêm về mục đích và ý chí xuất gia của mình, đến khi nào thực sự chín muồi thì hãy xuất gia. Trong giai đoạn đầu mới xuất gia, sự đồng thuận và hỗ trợ từ phía gia đình rất quan trọng. Vì thế bạn cần thời gian để thuyết phục gia đình chấp nhận và trợ duyên cho bạn.
Chúc bạn tinh tấn!

"Lục chủng chấn động" có thể được hiểu như thế nào?

Đọc trong Kinh có chỗ nói: Khi đức Phật Thích Ca ra đời có 6 thứ chấn động. 

Con không hiểu 6 thứ chấn động này là gì? Và nếu như khi Phật ra đời mà cả đại địa đều chấn động như thế, thì cả nhân loại làm sao mà sống sót? Như thế, thì lòng từ bi của Phật ra sao?
Sáu tướng chấn động trong chữ Hán gọi là Lục chủng chấn động. Nói về sáu thứ chấn động này, trong Kinh có nhiều chỗ nói khác nhau. Trong Từ Điển Phật Học Huệ Quang có dẫn ra 3 kinh nói về 6 thứ chấn động này.

Ngắm ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam

Quan sát từ độ cao hơn 200m, ngôi chùa trên núi mang tên Ba Vàng tại Uông Bí đẹp và vô cùng bề thế.