Mối liên quan giữa chất béo và bệnh ung thư

(Kiến Thức) - Khẩu phần ăn cân đối rất quan trọng đối với cơ thể. Nghiên cứu chứng minh chế độ ăn có liên quan tới trên 35% các loại ung thư. 

Hỏi: Tôi nghe nói béo phì làm tăng nguy cơ ung thư không biết có đúng không? Ăn chất béo như thế nào là đủ? Các loại chất béo có gì khác nhau? - Đỗ Lê Hà (Đống Đa, Hà Nội).
Moi lien quan giua chat beo va benh ung thu
 Khẩu phần ăn cân đối rất quan trọng đối với cơ thể. Ảnh minh họa.
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam: Khẩu phần ăn cân đối rất quan trọng đối với cơ thể. Các nghiên cứu đã chứng minh được chế độ ăn có liên quan tới trên 35% các loại ung thư. Việc tuân theo hướng dẫn về dinh dưỡng có thể phòng được ung thư. Khẩu phần ăn giàu chất béo, ít chất xơ và carbonhydrat làm tăng nguy cơ ung thư. 
Có 3 giải pháp chính để giải quyết những vấn đề dinh dưỡng có liên quan đến ung thư là: Duy trì cân nặng lý tưởng; thực hành dinh dưỡng hợp lý và chọn thực phẩm phù hợp. Riêng béo phì (cân nặng tăng 20% cân nặng lý tưởng) gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới sức khoẻ và làm tăng nguy cơ mắc 1 số loại ung thư. 
Chất béo có 3 loại: Chất béo no làm tăng mức độ cholesterol máu (ví dụ như chất béo trong thịt, da gà/vịt, bơ, kem, sữa và các sản phẩm sữa, dừa, cọ...). Chất béo chưa no kép làm giảm mức độ cholesterol là LDL (cholesterol không tốt cho sức khoẻ) và tăng HDL (một loại cholesterol tốt cho sức khoẻ) ví dụ như ngô, đậu tương... Chất béo chưa no đơn làm giảm cholesterol toàn phần và giảm LDL; HDL không thay đổi (ví dụ như dầu ôliu...). 
Tốt nhất, khẩu phần ăn không quá 300mg cholesterol - chất béo/ngày được khuyến nghị để phòng bệnh ung thư.

Ngừa ung thư tiết kiệm với đậu nành nguyên chất

(Kiến Thức) - Không chỉ là nguồn cung cấp protein lành mạnh, tiêu thụ đậu nành còn được xem như một cách ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Cụ thể, trong đậu nành chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như protein kinase giúp đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của tế bào; phytosterol và saponin giúp điều hòa cholesterol; axit phenolic và phytates là chất chống oxy hóa mạnh.

Những thói quen cực xấu khi ngủ có thể hại bé

(Kiến Thức) - Những thói quen xấu khi ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ của bé yêu.

Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be
 Thói quen đi ngủ muộn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của bé. Khoảng thời gian từ 10h tối đến 2h sáng là lúc các hóc môn tăng trưởng của bé được tiết ra nhiều nhất. Nếu trong thời gian này bé nằm chơi, không chịu ngủ thì các hóc môn này sẽ tiết ra ít đi, chiều cao của bé cũng khó phát triển tối đa.
Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be-Hinh-2
 Nằm sấp khi ngủ dễ gây ngạt thở, do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa đủ khả năng tự nhấc đầu hay thay đổi tư thế nằm trong khi ngủ. Ngoài ra, thói quen ngủ nằm sấp còn khiến nội tạng của trẻ bị chèn ép, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be-Hinh-3
 Bé vẫn ngậm ty mẹ khi ngủ có thể gây nguy hiểm cho bé yêu. 
Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be-Hinh-4
  Thói quen ngủ vẫn ngậm ty vô tình khiến bé hút luôn cả sữa mẹ mỗi lần hít thở, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng nướu. 
Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be-Hinh-5
 Mẹ dọa nạt con để bé phải đi ngủ khiến bé cảm thấy lo sợ và ngủ không an giấc. 
Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be-Hinh-6
Nếu cứ tiếp tục dỗ bé ngủ bằng những câu hù dọa đó, bạn đã vô tình gây tác động không tốt đến thần kinh bé, thậm chí còn khiến bé gặp ác mộng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be-Hinh-7
 Thói quen vỗ nhẹ lưng hay đung đưa bé trên tay mỗi khi bé giật mình hay quấy khóc đã trở nên quá phổ biến với các ông bố bà mẹ. 
Nhung thoi quen cuc xau khi ngu co the hai be-Hinh-8
 Tuy nhiên, việc này có thể tiềm ẩn những nguy hiểm không mong muốn đối với sức khỏe trẻ. Bởi não bé trong giai đoạn này còn yếu và dễ bị tổn thương, việc rung lắc có thể khiến bé bị xuất huyết não, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.