Mờ ám quanh vụ tổ trưởng BV Sacombank tự tử ở nhà hàng xóm

(Kiến Thức) - Cái chết của tổ trưởng tổ bảo vệ Sacombank có nhiều uẩn khúc, mờ ám vì liên quan đến một vụ mất trộm 2,5 tỷ đồng của ngân hàng Sacombank?

Những dấu hiệu bất thường tại hiện trường?
Đến thời điểm này, người dân thôn Mạc Xá (xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) vẫn chưa hết bàng hoàng về việc anh Phạm Xuân Duyên (thường trú tạo thôn này), Tổ trưởng tổ bảo vệ của ngân hàng Sacombank chi nhánh Mỹ Hào - Hưng Yên treo cổ chết, bởi bản thân anh Duyên ở địa phương được đánh giá là hiền lành, chưa từng gây mâu thuẫn với ai và cũng không mắc nợ ai cả. Nhiều người cho rằng, vụ việc anh Duyên tự tử có nhiều uẩn khúc bởi hiện trường nơi anh Duyên treo cổ có nhiều dấu hiệu nghi vấn cần được làm rõ.
Ông Hoàng Trọng Bảo và hiện trường nơi phát hiện vụ việc.
 Ông Hoàng Trọng Bảo và hiện trường nơi phát hiện vụ việc.
Kể lại với PV Kiến Thức, ông Hoàng Trọng Bảo (86 tuổi), nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ việc cho biết, vào khoảng thời gian trên, ông xuống nhà anh Hoàng Trọng Hòa con gần kề, vốn là ngôi nhà không người ở bởi anh Hòa và vợ con đã chuyển lên TP Hải Dương, để chăm nom đàn mèo ông nuôi ở đó. Khi đến nhà thì ông phát hiện vụ việc trên.
“Lúc đến cửa tôi thấy có nam giới trong nhà. Tôi hỏi ai đó thì không ai thưa. Tôi chạy ra ngoài ngõ thì gặp anh Quyết người cùng thôn và kể lại vụ việc với anh Quyết. Khi tôi và anh Quyết mở cửa vào trong nhà thì phát hiện anh Duyên đã chết trong trạng thái treo cổ. Sau đó tôi gọi anh Cải là bố đẻ anh Duyên đến hiện trường”, ông Bảo thuật lại.
Di ảnh nạn nhân Phạm Xuân Duyên.
 Di ảnh nạn nhân Phạm Xuân Duyên.
“Điều tôi thấy lạ là tại hiện trường, anh Duyên treo cổ trên xà lan ở gần giữa nhà, chân chỉ cách mặt đất 20 cm. Chết trong trạng thái bình thường không lè lưỡi, không há mồm, trợn mắt như người treo cổ bình thường khác. Ở khu vực đó chỉ có cái thang giường nằm dưới, không có vật dụng gì khác để anh Duyên có thể kê chân. Nên tôi đoán anh Duyên có thể bị ai đó sát hại rồi dựng hiện trường giả. Dù biết rằng, cơ quan công an đang điều tra nhưng những gì bất thường mà tôi thấy khiến tôi đặt ra nhiều nghi vấn”, ông Bảo cho hay.
Ngay cả bố nạn nhân Phạm Xuân Duyên là ông Phạm Văn Cải cũng có nhiều băn khoăn liên quan đến cái chết của con mình. “Khi nghe tin con treo cổ, tôi không tin nó lại làm thế. Cơ quan điều tra cần làm rõ cái chết của con tôi có phải tự tử hay là bị ai đó sát hại rồi dựng hiện trường giả”, ông Cải cho biết.
Nghi vấn liên quan đến vụ mất trộm tại ngân hàng?
Theo người nhà nạn nhân Phạm Xuân Duyên, ngay khi anh Duyên mất thì ngoài công an Hải Dương đến điều tra còn có đại diện của công an Hưng Yên về thông báo việc anh Duyên liên quan đến vụ ngân hàng tại Hưng Yên nơi anh làm việc bị mất trộm một số tiền.
“Ngay trong sáng 18/8, có hai người ở ngân hàng về. Họ cho biết đêm ngày 17 và sáng 18/8 là ca anh Duyên trực. Nhưng người với xe không có ở đó. Cửa ngân hàng và két bị phá, mất một số tiền 2,5 tỷ đồng. Khi phát hiện Duyên chết, công an Hưng Yên cũng có đến khám nhà nhưng không thấy gì cả”, ông Phạm Văn Cải nói.
Ông Phạm Văn Cải, bố nạn nhân Phạm Xuân Duyên trao đổi với PV Kiến Thức.
 Ông Phạm Văn Cải, bố nạn nhân Phạm Xuân Duyên trao đổi với PV Kiến Thức.
Gia đình nạn nhân Phạm Xuân Duyên cho biết, khi biết tin anh Duyên có liên quan đến vụ mất trộm tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Hưng Yên, gia đình và cả hàng xóm láng giềng không ai tin.
“Duyên là con tôi nên tôi hiểu, nó không nợ nần gì, bia rượu không, ở nhà và cơ quan ai cũng quý mến. Gia đình vẫn cho rằng, con trai chúng tôi không liên quan gì đến số tiền đó”, ông Cải bày tỏ.
Chị Phạm Thị Ước (SN 1984), vợ nạn nhân Duyên cho biết, cuộc sống gia đình vợ chồng chị bình thường, không nợ nần ai. Anh Duyên cũng không kinh doanh ngoài, không chơi bời để đến mức cần số tiền lớn như thế.
Chị Phạm Thị Ước, vợ nạn nhân Phạm Xuân Duyên.
 Chị Phạm Thị Ước, vợ nạn nhân Phạm Xuân Duyên.
“Trước khi xảy ra vụ việc, anh Duyên tâm lý rất bình thường. Thứ 5 anh mới lên Hưng Yên trong khi vợ con thì ở nhà với ông bà nội. Đến hôm 17/8, anh Duyên vẫn điện hỏi tôi khi nào lên. Khi tôi lên điện cho anh ấy thì anh ấy bảo “tối 17 phải trực nên không về nhà ăn cơm. Nào ngờ lại xảy ra vụ việc như thế. Anh ấy không có tâm lý lo lắng gì”, chị Phạm Thị Ước cho biết.
Theo gia đình nạn nhân, trước đây anh Duyên từng đi lao động ở Malaysia, sau đó về Việt Nam đi học vệ sĩ xong mới đi làm. Năm 2006, anh Duyên với chị Ước lấy nhau. Đến giờ có 3 con nhỏ. Hai vợ chồng điều kiện kinh tế bình thường.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được các cơ quan công an điều tra làm rõ…

Nam thanh niên bị đâm ngã gục giữa phố Hà Nội

(Kiến Thức) - Đang đứng trên vỉa hè, chàng trai bất ngờ bị kẻ lạ mặt đâm liên tiếp vào bụng, ngã xuống đường, tình trạng nguy kịch.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 17h30 ngày 21/8, trước cửa nhà số 22 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

Tận mục những ngôi nhà mới của trẻ em chùa Bồ Đề

(Kiến Thức) - Những trung tâm mà trẻ em chùa Bồ Đề chuẩn bị được chuyển tới ở đâu, quy mô như thế nào, điều kiện ăn ở, chăm sóc ra sao...?

Mới đây, nói về kế hoạch di chuyển những người đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề do ni sư Thích Đàm Lan làm trụ trì, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, dự kiến ngay trong tuần này, 34 trường hợp đầu tiên sẽ được chuyển về các Trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố. Những trường hợp còn lại sẽ tiếp tục được chuyển đi khi phân loại xong.
Mới đây, nói về kế hoạch di chuyển những người đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề do ni sư Thích Đàm Lan làm trụ trì, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, dự kiến ngay trong tuần này, 34 trường hợp đầu tiên sẽ được chuyển về các Trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố. Những trường hợp còn lại sẽ tiếp tục được chuyển đi khi phân loại xong. 

Theo đó, 3 Trung tâm bảo trợ xã hội dự kiến sẽ tiếp nhận số đối tượng nói trên gồm: Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 (tiếp nhận 1 trẻ nhiễm HIV); Trung tâm bảo trợ xã hội số 3; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội.
Theo đó, 3 Trung tâm bảo trợ xã hội dự kiến sẽ tiếp nhận số đối tượng nói trên gồm: Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 (tiếp nhận 1 trẻ nhiễm HIV); Trung tâm bảo trợ xã hội số 3; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội. 

Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 ở Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi nuôi dưỡng khoảng 100 trẻ em bị nhiễm HIV, phần lớn là bị nhiễm từ khi mới lọt lòng mẹ.
 Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 ở Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi nuôi dưỡng khoảng 100 trẻ em bị nhiễm HIV, phần lớn là bị nhiễm từ khi mới lọt lòng mẹ. 

Các mẹ nuôi đại đa số đã từng là học viên ở trung tâm (nghiện ma túy, hành nghề mại dâm, nhiễm HIV) khi hết thời hạn tự nguyện ở lại trung tâm chăm sóc trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ nuôi là người ở ngoài xin vào, vì thương cảm trước hoàn cảnh của các cháu. Hiện ở chùa Bồ Đề có 1 trẻ em bị nhiễm HIV sẽ được chuyển về trung tâm này.
 Các mẹ nuôi đại đa số đã từng là học viên ở trung tâm (nghiện ma túy, hành nghề mại dâm, nhiễm HIV) khi hết thời hạn tự nguyện ở lại trung tâm chăm sóc trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ nuôi là người ở ngoài xin vào, vì thương cảm trước hoàn cảnh của các cháu. Hiện ở chùa Bồ Đề có 1 trẻ em bị nhiễm HIV sẽ được chuyển về trung tâm này.
Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 đóng tại thôn Miêu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi tổ chức quản lí chăm sóc, nuôi dưỡng những đối tượng như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tại đây, trẻ mồ côi, bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đi tù, lang thang không rõ lai lịch được trung tâm nuôi dưỡng đến 15 tuổi sẽ trả về địa phương.
Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 đóng tại thôn Miêu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi tổ chức quản lí chăm sóc, nuôi dưỡng những đối tượng như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tại đây, trẻ mồ côi, bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đi tù, lang thang không rõ lai lịch được trung tâm nuôi dưỡng đến 15 tuổi sẽ trả về địa phương.
Ngoài cơ sở ở Tây Mỗ, trung tâm này còn có 1 cơ sở khác ở số 42 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, cơ sở này chỉ quản lí tiếp nhận và nuôi dưỡng đối tượng là trẻ em. Những người già và một số trẻ em tại chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây.
 Ngoài cơ sở ở Tây Mỗ, trung tâm này còn có 1 cơ sở khác ở số 42 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, cơ sở này chỉ quản lí tiếp nhận và nuôi dưỡng đối tượng là trẻ em. Những người già và một số trẻ em tại chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây. 

Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, trực thuộc Sở Lao động Thương binh & xã hội Hà Nội được thành lập từ năm 1966, nằm tại xã Thụy An, huyện Ba Vì. Trung tâm có nhiệm vụ là tiếp nhận quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và chữa bệnh thông thường cho những đối tượng bảo trợ xã hội...
 Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, trực thuộc Sở Lao động Thương binh & xã hội Hà Nội được thành lập từ năm 1966, nằm tại xã Thụy An, huyện Ba Vì. Trung tâm có nhiệm vụ là tiếp nhận quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và chữa bệnh thông thường cho những đối tượng bảo trợ xã hội... 

Theo thống kê đến cuối năm 2013, trung tâm này nuôi dưỡng 167 người già cô đơn và người tàn tật độ tuổi từ 18 trở lên và 135 trẻ em tàn tật độ tuổi dưới 18; 25 trẻ em sơ sinh; đặc biệt còn có 50 người bại liệt tàn tật nặng và 80 trẻ em bị bại não. Hiện những người già và trẻ em bị tàn tật ở chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây.
Theo thống kê đến cuối năm 2013, trung tâm này nuôi dưỡng 167 người già cô đơn và người tàn tật độ tuổi từ 18 trở lên và 135 trẻ em tàn tật độ tuổi dưới 18; 25 trẻ em sơ sinh; đặc biệt còn có 50 người bại liệt tàn tật nặng và 80 trẻ em bị bại não. Hiện những người già và trẻ em bị tàn tật ở chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây. 

Tổ trưởng tổ bảo vệ Sacombank tự vẫn ở... nhà hàng xóm

(Kiến Thức) - Về thăm gia đình, tổ trưởng tổ bảo vệ ngân hàng Sacombank chi nhánh Hưng  Yên bất ngờ treo cổ tự tử ở... nhà hàng xóm.

Công an huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đang làm rõ vụ việc một thanh niên treo cổ tự tử tại thôn Mạc Xá (xã Quang Phục, Tứ Kỳ, Hải Dương) vào lúc 17h ngày 18/8.
Vào thời điểm trên, người dân trong thôn Mạc Xá phát hiện tại ngôi nhà mái bằng chưa trát vữa của gia đình anh Hoàng Trọng Hòa (SN 1976) có một nam giới treo cổ tự tử. Nạn nhân là anh Phạm Xuân Duyên (SN 1980, quê quán tại thôn Mạc Xá, xã Quang Phục, Tứ Kỳ).