Miệng giếng rất nhỏ, làm thế nào Trân Phi có thể bị ném xuống?

Ngày nay, trong Cố cung vẫn còn di tích giếng Trân Phi - nơi vị phi tần của Quang Tự Đế bị Từ Hi Thái hậu ném xuống.

Mieng gieng rat nho, lam the nao Tran Phi co the bi nem xuong?

Câu chuyện tình yêu đầy bi kịch giữa vua Quang Tự và Trân Phi, những người quan tâm đến lịch sử Thanh triều chắc đều biết. Sau cùng, Trân Phi bị Từ Hi Thái hậu sai người ném xuống giếng, kết thúc cuộc đời một người con gái đang tuổi xuân thì. 

Ngày nay, giếng Trân Phi trong Cố cung đã trở thành địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng, rất nhiều du khách muốn được tận mắt trông thấy nơi Trân Phi vong mạng. 

Nhưng điều khiến mọi người không ngờ chính là, giếng nước mà Trân Phi rơi xuống thật sự rất nhỏ, miệng giếng nhỏ đến mức một đứa trẻ con còn khó mà chui lọt, vậy thì bấy giờ Trân Phi làm sao có thể rơi xuống giếng?

1. Trân Phi vào cung được vua yêu sủng

Khi vua Quang Tự tổ chức tuyển tú nữ, ông chẳng có chút tự do nào, bởi vì tất cả mọi chuyện đều là chủ ý của Từ Hi Thái hậu, cho dù được tuyển là Long Dụ Hoàng hậu hay Trân Phi, Cẩn Phi thì cũng đều là người mà Từ Hi Thái hậu ưng ý, cho dù vua Quang Tự có không hài lòng cũng chẳng dám thể hiện điều gì.

Bởi vì Long Dụ Hoàng hậu là cháu gái của Từ Hi Thái hậu, hơn nữa nhan sắc cũng chỉ bình thường, tính cách lại nhỏ nhen hay đố kỵ cho nên Từ Hi và Quang Tự không quá thích nàng, ngược lại Trân Phi vừa vào cung đã được sủng ái.

Trân Phi từ nhỏ đã được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, tính cách cởi mở hoạt bát lại có hiểu biết rộng. Đối với Quang Tự, Trân Phi giống như ánh mặt trời giữa lòng cung cấm, cho nên trong thời gian Quang Tự Đế tại vị, Trân Phi được vua hết lòng yêu thương.

Mieng gieng rat nho, lam the nao Tran Phi co the bi nem xuong?-Hinh-2

Trân Phi lớn lên xinh đẹp, lại thông minh lanh lợi, cho nên Từ Hi cũng rất thích nàng, thường hay cùng nàng trò chuyện, dạy nàng vẽ tranh. Song tính cách Trân Phi tự do lại quá ngang ngược, vốn không thích hợp với cuộc sống trong chốn thâm cung, cho nên những mâu thuẫn giữa nàng và Từ Hi cũng ngày một nhiều hơn.

2. Việc Trân Phi làm đã chọc giận Từ Hi Thái hậu

Nếu xét đến các vị phi tần của 12 đời Hoàng đế nhà Thanh, tuy cũng có nhiều vị rất được vua sủng ái, nhưng có lẽ sẽ chẳng có ai có lá gan lớn như Trân Phi. Nàng không chỉ mặc đồ nam giới, đi khắp nơi trong cung cấm chụp ảnh, hơn nữa lại chẳng chịu bị quản thúc.

Từ Hi cũng nhiều lần giáo huấn Trân Phi, ban đầu nàng còn có chút e dè, kiêng kỵ, nhưng về sau, cậy có sự yêu thương của vua Quang Tự, nàng chẳng coi Từ Hi ra gì, thậm chí cả lời dạy của Thái hậu cũng chẳng nghe theo, quá đáng hơn nữa là, Trân Phi còn dám cả gan mua quan bán tước trong triều.

Bởi vì ở trong cung, Trân Phi tiêu xài rất hoang phí, sống cuộc sống xa hoa cho nên chút tiền phát hàng tháng trong cung chẳng đủ cho nàng tiêu xài. Vì muốn kiếm nhiều bạc, Trân Phi bắt đầu nhận tiền hối lộ, sau đó, thổi gió bên tai vua Quang Tự để sắp xếp người làm quan.

Về sau, Trân Phi càng làm càng to gan, cả gan yết giá mua quan bán chức, khiến bấy giờ rất nhiều người chẳng biết chữ nào cũng ra làm quan, làm trò hề trong triều. Đến khi sự việc bị bại lộ, Từ Hi Thái hậu vô cùng tức giận, bấy giờ ngay cả Quang Tự Đế cũng chẳng thể làm gì.

Mieng gieng rat nho, lam the nao Tran Phi co the bi nem xuong?-Hinh-3

3. Sự thật về việc Trân Phi rơi xuống giếng

Sau sự việc mua quan bán chức ấy, Trân Phi đã hoàn toàn đắc tội với Từ Hi Thái hậu, hơn thế còn dám chỉ trích trước mặt Từ Hi về chuyện bà buông rèm nhiếp chính, việc này khiến Từ Hi không thể nào nuốt trôi cơn giận, cho nên Từ Hi đã trách phạt Trân Phi trước mặt mọi người.

Sau sự việc này, Từ Hi Thái hậu và Trân Phi triệt để trở mặt thành thù với nhau. Về sau, Trân Phi muốn vua Quang Tự ám sát Từ Hi trong chính biến Mậu Tuất, sau khi sự việc bị bại lộ, vua Quang Tự bị giam lỏng, còn Trân Phi thì bị tống vào lãnh cung, trước khi Bát quốc liên quân xâm lược Trung Quốc, Từ Hi hạ quyết định phải xử lý nàng.

Mới đầu, Từ Phi muốn để Trân Phi tự mình nhảy xuống giếng, nhưng Trân Phi kiên quyết không chịu, sau cùng buộc phải để thái giám Thôi Ngọc Quý bắt Trân Phi ném xuống giếng.

Bấy giờ, giếng nước trong Tử Cấm thành rất lớn, một người trưởng thành có thể dễ dàng bị ném xuống, không hề khó. 

Một lão thái giám có mặt tại hiện trường năm ấy hồi tưởng lại, trước khi bị sát hại, Trân Phi vẫn còn cố gắng giằng co với thái giám Thôi Ngọc Quý. Nàng nói tội của nàng không đến mức phải chết, nếu định tội chỉ có Hoàng đế mới có thể phán xét nàng, việc ấy đã khiến Từ Hi càng thêm tức giận, lại càng thêm quyết tâm phải trừ khử nàng.

Thực tế, các giếng nước trong Cố cung hiện tại đều đã được trùng tu san lấp, miệng giếng cũng bị sửa thu nhỏ lại, mục đích là để đảm bảo an toàn cho du khách đến tham quan.

Bởi vì trong hai triều đại Minh Thanh từng xảy ra rất nhiều vụ việc rơi xuống giếng mà chết, cho nên giếng Trân Phi mà chúng ta nhìn thấy ngày nay đã được trải qua quá trình tu sửa.

Năm xưa khi Trân Phi rơi xuống giếng, chiếc giếng này rất lớn, miệng giếng cũng rộng. Song bạn đọc cũng đừng nên hiểu nhầm, thực tế, sau khi Từ Hi và Quang Tự hồi cung đã cho người vớt xác của Trân Phi lên, an táng đầy đủ cho nàng, vì thế giếng Trân Phi mà chúng ta nhìn thấy chẳng hề có "Trân Phi" nào cả.

Đám cưới xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc đẩy nhà Thanh vào bờ vực sụp đổ

Thời điểm nhà Thanh phát triển cực thịnh, Từ Hi Thái hậu đã tất tay 3 lần rút tiền từ Bộ Hộ và số tiền cả nước quyên góp để tổ chức hôn lễ hoành tráng nhất lịch sử cổ đại Trung Hoa.

Vào ngày 8/11/1888 thời nhà Thanh, Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu đã ban hành hai sắc lệnh: Một là tuyên bố phong thị Diệp Hách Na Lạp lên làm hoàng hậu, đây chính là hoàng hậu Long Dụ sau này. Hai là phong 2 người con gái của bộ trưởng bộ hộ Thi Lang lên làm vợ lẽ của vua, sau này chính là Cẩn Phi và Hoà Trân Phi.

Như vậy, Hoàng đế Quang Tự mới 17 tuổi cùng một lúc đã có một vợ và hai quý phi.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do

Hoàng đế Quang Tự ở tuổi 17 đã được phong 1 hoàng hậu và 2 quý phi. Ảnh: Sohu.

Hầu hết các hoàng đế của triều đại nhà Thanh đều đã kết hôn trước khi lên ngôi. Chỉ có số ít vị vua, bao gồm Hoàng đế Quang Tự là kết hôn sau khi lên trị vì. Vì vậy, đối với hoàng gia triều Thanh, lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự là sự kiện vô cùng đặc biệt. Từ Hi Thái Hậu đã lên kế hoạch tổ chức một hôn lễ hoành tráng bậc nhất cho Hoàng đế Quang Tự.

Vào khoảng năm 1888, nhà Thanh đang ở trong thời kỳ phát triển cực thịnh giữa giai đoạn hòa bình hiếm hoi sau chiến tranh. Sức mạnh quân sự được cải thiện đáng kể, nguồn tài chính dồi dào, sự lớn mạnh đã đặt nền tảng vật chất vững chắc cho lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự.

Từ Hi Thái hậu đã 3 lần ra lệnh rút tiền của Bộ Hộ. Lần thứ nhất đề ra 4 triệu lượng bạc do Bộ Hộ và các tỉnh chịu trách nhiệm. Lần thứ hai quyên góp được 1 triệu lượng bạc. Lần thứ ba quyên góp được 500.000 lượng bạc. Tổng cộng là 5,5 triệu lạng bạc được quy về triều đình cho sự kiện hôn lễ của Hoàng đế.

Vậy thực tế lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự tốn bao nhiêu tiền?

Theo các thông tin được ghi chép lại, Hoàng đế Quang Tự đã sử dụng 4.126 lượng vàng, 4.824.183 lượng bạc và 2.758 xấp tiền để làm tiền sính lễ. Nếu quy về ngân lượng sẽ tương đương với 5,5 triệu lượng bạc. Điều này có nghĩa là 5,5 triệu lượng bạc mà Từ Hi Thái hậu quyên góp được từ Bộ Hộ về cơ bản đã được tiêu hết sạch.

Nếu ta khó hiểu 5,5 triệu lượng bạc thời cổ đại lớn đến mức nào thì có thể giải thích một cách tương đối đơn giản và trực tiếp, số tiền này gần như có thể mua cả một nửa hạm đội Hải quân Bắc Dương!

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-2

Dàn quan lại hùng hậu với trang phục và phong thái quyền quý trong hôn lễ của vị vua Quang Tự. Ảnh: Sohu.

Hải quân Bắc Dương do Lý Hồng Chương trực tiếp cầm quyền, giữ chức tổng đốc tỉnh kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Sau hơn 10 năm liên tục phát triển, hạm đội hải quân Bắc Dương có 25 tàu chiến, 50 tàu chiến phụ trợ, 30 tàu vận tải và hơn 4.000 sĩ quan, binh lính. Đây là hạm đội mạnh nhất và lớn nhất trong số bốn lực lượng hải quân chính của nhà Thanh, và sức mạnh tổng thể của nó được xếp hạng số 9 thế giới và số 1 trên toàn Châu Á.

Với cách so sánh này, 5,5 triệu lạng bạc mà Hoàng đế Quang Tự trực tiếp chi cho hôn lễ sẽ có thể mua được hơn một nửa lực lượng hải quân Bắc Dương. Nói cách khác, chuyển chủ sở hữu của cả hạm đội hải quân Bắc Dương cũng chỉ đủ tổ chức hôn lễ cho 1 vị Hoàng đế Quang Tự.

Dam cuoi xa hoa nhat lich su Trung Quoc day nha Thanh vao bo vuc sup do-Hinh-3

Sảnh tổ chức lễ cưới xa hoa tại cung Côn Ninh từng được trang trí vô cùng lộng lẫy cho hôn lễ. Ảnh: NetEase.

Với số tiền khổng lồ, đám cưới vua Quang Tự đã được Từ Hi Thái Hậu sắp xếp tổ chức theo các nghi thức trang trọng bậc nhất, những bộ trang phục cao quý làm từ hàng trăm cuộn lụa satin, hàng ngàn con chiến mã tuyển được chọn kỹ càng, vô vàn lễ vật đắt giá cùng các nghi thức hôn lễ trọng đại.

Quả thật, đây không hổ danh là hôn lễ được đầu tư nhất trong toàn bộ lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng cũng chính cách tiêu xài hoang phí này của Từ Hi Thái Hậu đã đẩy nhà Thanh đến cái kết sụp đổ đầy thảm thương sau này. 

2 chuyện kỳ dị trong ngày đưa tang Từ Hi Thái hậu

2 chuyện kỳ dị này khiến đoàn người đưa tang không khỏi hoang mang và để lại vô số lời đồn đoán.

Ngày 15/ 11/1908, trong một buổi chiều thê lương, ảm đạm, Từ Hi Thái hậu – người nắm quyền lực thực sự của triều đình Đại Thanh đã trút hơi thở cuối cùng, không cam lòng mà nhắm mắt xuôi tay.

Phổ Nghi khi ấy mới chỉ 3 tuổi khóc lớn, triều đình nhà Thanh rối loạn, kết thúc cuộc đời truyền kỳ của người phụ nữ gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc.

Vậy vì sao người phụ nữ quyền khuynh triều dã ấy một năm ngày mất mới được hạ táng, hơn nữa trong ngày hạ táng còn xảy ra nhiều dị tượng kỳ lạ, liệu chăng tất cả mọi việc đều đã có điềm báo trước?

Khi Từ Hi Thái hậu qua đời, triều đình nhà Thanh đã vô cùng bấp bênh, phương Tây không ngừng càn quét, xâm lược, còn chính quyền nhà Thanh thì không ngừng cắt đất bồi thường.

Quốc khố nhà Thanh đã sớm trống rỗng, quyền thần và nhân dân phong kiến ngu muội hãy còn mông lung, trầm mê trong giấc mộng thiên triều đại quốc, khiến chính họ cũng không bắt kịp những thay đổi của thời cuộc, việc sắp xếp tang lễ của vua Quang Tự cùng Từ Hi Thái hậu khiến các vị đại thần vô cùng đau đầu, bởi vì theo nghi lễ hoàng gia, Thái hậu không thể hạ táng cùng lúc với Hoàng đế.

Mọi người đều biết, thời gian qua đời của vua Quang Tự cùng Từ Hi Thái hậu chỉ chênh nhau khoảng 20 tiếng, cho dù khi sống Từ Hi Thái hậu quyền lực ngất trời nhưng đến khi mất vẫn phải xếp sau vị Hoàng đế bù nhìn Quang Tự.

Thế nên tang lễ của Từ Hi Thái hậu buộc phải lùi lại.

Tang lễ của hai người này lại phải tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ, nào là đồ bồi táng, đồ đưa tang, nghi thức đưa tang đều cần thời gian chuẩn bị rất lâu.

Bấy giờ, tang lễ của vua Quang Tự được tổ chức rất vội vàng cũng rất đơn giản, nhưng Từ Hi Thái hậu trước khi qua đời đã đặt ra những yêu cầu khắt khe cho tang lễ của bản thân. Bởi vì tận sau khi mất một năm mới hạ táng cho nên thời gian chuẩn bị rất nhiều, cũng vô cùng xa xỉ.

2 chuyen ky di trong ngay dua tang Tu Hi Thai hau

Hình ảnh ngày đưa tang vô cùng hoành tráng của Từ Hi Thái hậu.

Triều đình nhà Thanh bấy giờ đã suy yếu vô cùng, tầng lớp quyền quý nhà Thanh cảm thấy càng vào những lúc như này thì càng không thể để bị các cường quốc phương Tây coi thường, nhất định phải bảo vệ uy nghiêm và thể diện của triều đình Đại Thanh, cho nên các vị đại thần đã tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho tang lễ của Từ Hi Thái hậu.

Lúc sinh thời, Từ Hi vô cùng thích xa xỉ, cũng yêu thích sưu tầm các loại kỳ trân dị bảo như ngọc trai, mã não…; các loại kỳ trân dị bảo bồi táng trong quan tài của bà có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc.

Khi còn sống Từ Hi Thái hậu sống xa xỉ, lãng phí ngông cuồng, đến khi chết rồi vẫn không thay đổi tác phong ngông cuồng, xa xỉ của bà, lấy đi 1/5 tài sản từ một Đại Thanh đã trên bờ vực suy tàn.

Có tin đồn rằng, khi mất, trên đầu Từ Hi Thái hậu đội mũ phượng gắn ngọc quý, viên ngọc này nặng đến 4 lạng, to như quả trứng chim, có giá trị lên tới 1000 vạn lượng bạc, số tiền này đủ để bồi dưỡng cả hạm đội Bắc Dương, quả là vừa đáng hận mà cũng thật lố bịch.

Bấy giờ nhà Thanh hiện đại hóa quân sự nhưng đều thiếu hụt phí quân sự, sức mạnh quân sự so với các nước khác thì vô cùng lạc hậu.

Một năm sau, trong cảnh hạ táng Từ Hi Thái hậu, quy cách nghi lễ được tổ chức như một bậc quân vương, với 128 người khiếng quan tài, đồ vàng mã thì vô số kể, không khác gì âm binh mở đường, người đưa tang bao gồm hoàng thân quốc thích, các vị đại thần, cũng gần đến 8000 người, quy mô của đội ngũ đưa tang vô cùng long trọng, diễu hành trên đường lớn hết 5 ngày 5 đêm.

Các phóng viên nước ngoài đứng trên đài quan sát, hiếu kỳ mà dõi theo đoàn người đưa tang hùng hậu, song giữa cảnh tượng hoành tráng ấy lại xuất hiện hai việc vô cùng kỳ lạ.

Hình ảnh được chụp lại trong ngày đưa tang Từ Hi Thái hậu.

2 hiện tượng kỳ dị xuất hiện trong ngày đưa tang Từ Hi Thái hậu

Thứ nhất là bất kể nơi nào đoàn đưa tang đi qua đều xuất hiện mùi thối không dứt.

Mùi thối đột ngột này khiến dân chúng quỳ bái phải giơ tay bịt mũi. Ngoài ra, đội khiêng quan tài còn phát hiện có máu chảy ra từ quan tài, mà Thái giám Lý Liên Anh lau mãi không hết.

Sự việc kỳ lạ này khiến cho đoàn người đưa tang sợ hãi không yên, nhiều người nói rằng, mùi thối tỏa ra là do thi thể để một năm đã bị thối rữa, nhưng mọi chuyện cũng chẳng có chứng cớ gì.

Từ xưa đến nay, kỹ thuật bảo vệ thi thể tránh thối rữa của Trung Quốc đã vô cùng hoàn thiện, đường đường là lão Phật gia của Đại Thanh thì chắc chắn thi thể của bà phải được bảo quản cẩn thận, cho dù thế nào đi chăng nữa chắc chắn cũng không để thi thể của Từ Hi Thái hậu bị thối rữa.

Đến 20 năm sau, khi lãnh chúa quân phiệt Tôn Điện Anh khai quật mộ phần của Từ Hi Thái hậu, vẫn thấy khuôn mặt của Từ Hi Thái hậu sống động như thật, giống như bà vẫn đang sống, điều này chứng tỏ rằng thi thể của Từ Hi Thái hậu vẫn chưa bị thối rữa.

Nếu vậy thì mùi thối khi đưa tang không thể nào tỏa ra từ trong quan tài của Từ Hi Thái hậu được.

Người đời sau suy đoán rằng, người dân đồn nhau rằng mùi thối ấy mang theo cả sự nguyền rủa, oán trách Từ Hi Thái hậu khi còn sống đã làm ra việc hại nước hại dân, sau khi chết tiếng xấu sẽ còn lưu truyền đến ngàn vạn năm sau, truyền đi sự oán than và phẫn hận đối với Từ Hi Thái hậu.

Còn về chuyện quan tài rỉ máu thì lại càng thần bí hơn nữa, có người nói đó chính là điềm báo của ông trời, hơn thế còn là điềm dữ, báo trước sự suy vong của triều đình nhà Thanh. Quả nhiên chẳng bao lâu sau nhà Thanh đã sụp đổ.

Thái giám Lý Liên Anh cảm thấy sự việc này quá mực kỳ lạ, nên đã cho người điều tra, cuối cùng cũng tra ra được nguyên nhân.

Nguyên nhân là linh cữu đặt trong cung điện trước khi hạ táng cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn xông hương.

2 chuyen ky di trong ngay dua tang Tu Hi Thai hau-Hinh-3

Hình ảnh thi thể Từ Hi bên cạnh vô số vật tùy táng giá trị. Ảnh minh họa.

Xông hương chủ yếu là để phòng tránh mối mọt, côn trùng, nhưng ai ngờ người phụ trách chuyện xông hương cho lĩnh cữu lại bất cẩn lấy nhầm loại hương, lấy phải loại hương có tên là "nhang độc chuột" để xông lĩnh cữu của Từ Hi Thái hậu.

Loại nhang này hấp dẫn lũ chuột tập trung đến, khi ngửi phải nó nhiều sẽ khiến thất khiếu của chuột chảy máu.

Mùi hương trong quan tài của Từ Hi Thái hậu đã hấp dẫn lũ chuột tới, khi chúng chui vào quan tài thì ngửi phải lượng lớn mùi nhanh độc này nên hộc máu mà chết, đến khi đoàn khênh quan tài đi sẽ khiến máu chảy ra.

Nguyên nhân của sự việc khiến bao người kinh sợ lại chỉ là một sự nhầm lẫn như thế, quả là khiến người ta nửa tin nửa ngờ.

Song cũng phải nói rằng, giữa cảnh đoàn người đưa tang âm trầm, đáng sợ mà xảy ra những chuyện kỳ lạ như vậy quả thực đã dấy lên nhiều liên tưởng, dù cho lễ tang của Từ Hi Thái hậu có long trọng, đình đám nhường nào cũng không thể ngăn nổi những lời trách móc không ngừng của nhân dân với vị cầm quyền này.

Khi linh hồn của Từ Hi Thái hậu dần đi xa theo linh cữu của bà, thì tiếng vọng của sự sụp đổ của nhà Thanh ngày một gần hơn, để đến cuối cùng bị nhấn chìm trọng họng súng của những kẻ xâm lược phương Tây.

Hai mươi năm sau, đám hậu thế tham lam nhìn chằm chằm vào kho báu trong lăng mộ Từ Hi Thái hậu như hổ đói rình mồi.

Thủ lĩnh quân phiệt Tôn Điện Anh dẫn theo đoàn người mang thuốc nổ cho nổ tung lối vào lăng mộ khiến người ta líu lưỡi, bọn chúng đi theo qua những lối đi ngoằn nghoèo đến được linh cữu ở trung tâm lăng mộ, cướp sạch vàng bạc châu báu trong đó.

Nghe đồn rằng, vì châu báu quá nhiều nên nhóm mấy chục người này phải mất 7 ngày 7 đêm mới mang được hết số châu báu này đi.

Thi thể được bảo toàn kỹ lưỡng của Từ Hi Thái hậu cũng bị khô héo, úa tàn ngay giây phút nắp quan tài bị lật ra.

2 chuyen ky di trong ngay dua tang Tu Hi Thai hau-Hinh-4

Tranh minh họa.

Một vị Thái hậu quyền lực to lớn như Từ Hi mà cũng bị sỉ nhục như vậy. Những kẻ trộm mộ mải mê để ý đến đống vàng bạc châu báu mà không hay rằng thi thể của Từ Hi Thái hậu đã bị ném ra tận ngoài cửa, mặt vùi trong bùn đất. Bà Thái hậu khét tiếng một thời không ngờ chết vài chục năm rồi vẫn không được yên.

Sau khi vụ trộm lăng mộ Từ Hi Thái hậu xảy ra được 40 ngày, Hoàng đế Phổ Nghi liền vội vã cho người an táng lại cho Từ Hi Thái hậu, chỉ là lần này phải giản lược đi rất nhiều.

Nghe đồn rằng, khi mai táng trong miệng Từ Hi Thái hậu ngậm một viên dạ minh châu, viên dạ minh châu này vô cùng hiếm gặp lại có giá trị rất lớn.

Sau khi bị bọn trộm mộ lấy đi, chuyền tay người này qua người khác rồi tặng đến tay của Tống Mỹ Linh. Tống Mỹ Linh vô cùng thích thú liền lấy nó làm đồ trang trí khảm trên giày, chỉ tiếc là sau đó không còn tin tức gì của viên dạ minh châu này trên đời nữa.

Từ Hi Thái hậu sau khi mất đã đem theo biết bao trân châu kho báu, nhưng cuối cùng vẫn rơi vào kết cục hai bàn tay trắng, quyền thế che trời rồi cũng chỉ như gió thoảng mây bay, viên trân châu mang giá trị liên thành sau cũng rơi vào tay kẻ khác. Nếu như ban đầu lăng mộ của Từ Hi Thái hậu không chứa nhiều ngọc ngà châu báu đến như thế có lẽ cũng sẽ chẳng hấp dẫn ánh mắt tham lam của bọn trộm cướp.

Người phụ nữ quyền thế một thời, hào quang có một không hai, sau khi mất được 20 năm cũng chỉ còn là một đống lộn xộn, lăng mộ bị nổ chia năm xẻ bảy sau cũng bị lịch sử vô tình che lấp, cuối cùng trở thành đề tài câu chuyện trà dư tửu hậu và những suy nghĩ viển vông của hậu thế về sau.