Mẹo cực hay truy ra thủ phạm dùng trộm Wifi nhà bạn

Chủ nhà sẽ rất khó chịu khi hành động hào phóng chia sẻ Wifi lại trở thành kẽ hở để những người hàng xóm không lịch sự lao tới dùng trộm.  

Thời đại 4.0, người người dùng Wifi, nhà nhà lắp Wifi để truy cập mạng. Mọi thiết bị đều có thể thiết lập Wifi đem lại tiện ích cho người dân trong thời kỷ nguyên số.
Dẫu biết rằng, việc chia sẻ Wifi là một hành động hào phóng, nhưng sẽ thật khó chịu khi nhiều người cố tìm cách ăn trộm Wifi nhà bạn, hào hứng với việc "hack" mật khẩu để sử dụng "chùa".
Mạng nhà bạn đột ngột chậm, rất có thể đó là 1 tín hiệu cho thấy có người đang dùng chung mạng và khai thác băng thông mà bạn không biết.
Hay vào 1 ngày nọ, bỗng nhiên 1 người lạ mặt nào đó ngang nhiên khoe chiến tích "hack" mật khẩu Wifi, bạn chợt nhận ra rằng "Ô, mật khẩu này của nhà mình".
Chẳng ai muốn đồ dùng của mình bị người khác lấy mất, trừ khi bạn tự nguyện chia sẻ!
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng 1 vài phần mềm giám sát như WiFi Thief Detector, WiFi Guard, Wireless Network Watcher, Advanced IP Scanner,…
Meo cuc hay truy ra thu pham dung trom Wifi nha ban
Meo cuc hay truy ra thu pham dung trom Wifi nha ban-Hinh-2
Advanced IP Scanner cho phép bạn tìm được địa chỉ kẻ ăn trộm wifi. (Ảnh ISS Window)
Nếu muốn quét một mạng khác hoặc dãy địa chỉ IP khác, bạn có thể sử dụng tùy chọn Advanced Options bằng cách nhấn phím F9 trên bàn phím.
Quá trình quét dãy địa chỉ IP diễn ra khá nhanh và chỉ mất khoảng một vài phút, sau đó bạn sẽ nhận được các thông tin như địa chỉ IP, tên thiết bị, địa chỉ MAC, nhà sản xuất card mạng, trạng thái hoạt động và điểm phát hiện.
Đổi mật khẩu. Dĩ nhiên, đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ hệ thống mạng mặc dù bạn phải đăng nhập lại thiết bị từ đầu khá mất thời gian nếu trong gia đình bạn sử dụng nhiều ti vi, máy tính, điện thoại, hệ thống điện tử thông minh,…..Dù khó nhưng hãy đặt mật khẩu dài hơn và khó đoán hơn để bảo vệ hệ thống Wifi trong nhà.
Nếu muốn đảm bảo tuyệt đối không ai xâm nhập được vào mạng, bạn có thể ẩn SSID (tên mạng Wifi). Mạng nhà bạn sẽ không hiện lên khi những người khác tìm kiếm mạng Wifi xung quanh, muốn "gia nhập", khách lạ bắt buộc phải nhập địa chỉ IP.
Ngoài ra, một cách đơn giản nhất nhiều người vẫn hay sử dụng là đếm lượng kết nối với bộ định tuyến. Bạn tắt tất cả thiết bị không dây đang kết nối tới router trong nhà, sau đó để ý các đèn nhấp nháy ở mặt trước bộ phát. Nếu bộ định tuyến vẫn truyền dữ liệu ngay cả khi đã ngắt kết nối Wifi với tất cả thiết bị trong nhà, rất có thể hệ thống mạng của bạn đã bị kẻ gian đột nhập.

Đừng để những đồ vật này cạnh bộ phát WiFi kẻo hối hận

(Kiến Thức) - Nếu không muốn bộ phát WiFi bị ảnh hưởng, hãy để những đồ vật này tránh càng xa càng tốt.

Dung de nhung do vat nay canh bo phat WiFi keo hoi han
Không nên để bộ phát WiFi ở gần tivi hay các thiết bị điện tử khác vì đó có thể là nguyên nhân gây cản trở đến cường độ tín hiệu sóng của WiFi

Sự thực "choáng" sau những người khẳng định bị... dị ứng với sóng Wifi

Chứng bệnh kỳ lạ gì thế? dị ứng với sóng Wifi? Mà biết đâu lại có thật, vì chẳng phải chúng ta từng có người dị ứng với nước hay sao?

Dị ứng không chỉ là một căn bệnh khó chịu, mà nó còn có thể gây nguy hiểm nữa. Người bị dị ứng nếu không cẩn thận có thể bị sưng tắc đường thở, dẫn đến tử vong.

Thủ thuật nào để “cắt đuôi” hàng xóm câu trộm wifi trong chớp mắt?

(Kiến Thức) - Nếu kiểm tra trực tiếp và đổi mật khẩu trên Route không ăn thua, hãy thử tải về ứng dụng Fing và Net Cut, thực hiện 2 bước đơn giản để chặn đứng những người hàng xóm “cứng đầu” lén lút dùng trộm wifi nhà bạn.

Bỏ tiền lắp riêng mạng wifi nhưng tốc độ sử dụng lúc nào cũng chậm rì, truy cập web bị gián đoạn, làm việc thì không trôi mà xem phim hay giải trí cũng chẳng xong. Đã bao giờ bạn nghĩ những người hàng xóm ngay sát vách với sở thích câu trộm wifi chính là nguyên nhân khiến mạng chậm lag hết ngày này qua ngày khác?
Tin vui là có khá nhiều cách từ đơn giản, đến thủ thuật sử dụng một số ứng dụng để phát hiện đối tượng dùng chùa wifi, cũng như “cắt đuôi” ngay lập tức.