Mẹ đưa cháu trai đến chơi, thấy điều này, tôi tức tiễn mẹ về

Mẹ đẻ đưa cháu nội đến nhà tôi chơi. Tôi cho con gái ở nhà chơi với bà và em họ. Đúng vào dịp Tết tôi hay bận công việc nên lúc bà đến, tôi cũng khá vui vẻ.

Khi tôi sinh ra, bố mẹ tôi khá thất vọng. Họ mong có con trai, không ngờ thành con gái. Gia đình tôi sống ở quê nên bố mẹ vẫn nặng tư tưởng cổ hủ. Tôi có một em trai nhỏ hơn 2 tuổi, ở nhà bố mẹ coi nó là trên hết, cưng chiều hết mức.

Mọi suy nghĩ của bố mẹ đều hướng về em trai nên không quan tâm nhiều đến tôi. Lúc nhỏ, tôi cũng cãi nhau với em trai mình nhiều lần nhưng dù thế nào em cũng dành phần thắng do có bố mẹ ủng hộ phía sau. Tôi dần quen với điều đó và ngày càng sống nội tâm, không hay nói chuyện với bố mẹ.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi lên thành phố học. Trong thâm tâm tôi luôn nghĩ rằng sẽ cố gắng trụ lại nơi này, lấy chồng ở đây, không trở về quê nữa. Mọi mơ ước của tôi trở thành hiện thực khi tôi ra trường là có việc ngay. Còn em trai tôi, vì bố mẹ cưng chiều quá nên chẳng chịu học hành, chỉ làm công nhân khi hết lớp 12.

Tại công ty, tôi quen được chồng. Ban đầu anh chủ động tán tỉnh nhưng tôi luôn đề phòng. Tôi sợ gặp phải người lẻo mép lừa gạt mình, nhưng sau 6 tháng anh theo đuổi, tôi mới chấp nhận. Lúc yêu, tôi cũng tâm sự với anh tất cả mọi suy nghĩ cũng như hoàn cảnh của mình, anh càng thương tôi hơn. 

Me dua chau trai den choi, thay dieu nay, toi tuc tien me ve
Ảnh minh họa.

Tôi kết hôn tại một nhà hàng bình dân. Thật ra nhà chồng muốn tổ chức hoành tráng tại nơi sang trọng hơn nhưng tôi không đồng ý vì sợ làm lớn sau này mắc nợ, cũng vừa phải với tài chính thôi. Hôm cưới, mẹ không có của hồi hôn, lại còn bảo tôi: "Sau này nhớ lo lắng cho em trai nhé". Tôi chỉ cười trừ, đương nhiên tôi không thể chịu trách nhiệm về cuộc đời của em ấy được, lớn rồi tự thân vận động, tôi chỉ chăm lo cho cuộc sống riêng là đủ mệt mỏi rồi.

Kết hôn được một năm thì em trai tôi cũng lấy vợ. Em dâu có bầu trước nên sinh con trước tôi 2 năm. Tôi sinh con muộn hơn vì mải đi làm kiếm tiền mua một căn hộ nhỏ. Tôi sinh con gái còn em trai sinh con trai. Bố mẹ đẻ tôi rất vui vì có cháu đích tôn và nhìn qua là biết ông bà chiều cháu nội không ai bằng.

Gần đây, mẹ đẻ đưa cháu nội đến nhà tôi chơi. Tôi cho con gái ở nhà chơi với bà và em họ. Đúng vào dịp Tết tôi hay bận công việc nên lúc bà đến, tôi cũng khá vui vẻ. Nhưng một hôm đi làm về, tôi thấy con gái chạy ra khóc, trên mặt nhiều vết cào cấu. Tôi hỏi rõ thì nó bảo bị em họ đánh, bà lại còn bênh em không đứng về phía nó. Chỉ vài lời, tôi biết ngay bà lại bênh cháu nội. 

Tôi bức xúc quá, ngay hôm đó thuê xe đưa mẹ và cháu trai về quê luôn. Chẳng hiểu sao bao nhiêu năm trôi qua rồi, mẹ vẫn giữ thói quen như ngày xưa tôi từng trải thời thơ ấu, bà luôn bênh cháu trai, còn cháu gái thì chẳng quan tâm, tôi thấy buồn lắm. 

Gen Z bày tỏ tâm tư khi bị phụ huynh kiểm soát điện thoại

Thanh thiếu niên với tính tò mò, nhu cầu nắm bắt tìm tòi rất cao nên dễ bị cuốn hút bởi nhiều luồng thông tin trên mạng xã hội.

Trường hợp mẹ đập nát điện thoại của con và chia sẻ câu chuyện lên mạng để cảnh báo các bậc phụ huynh khác khi thấy con mình bị đối tượng xấu dụ dỗ xem hình ảnh nhạy cảm đang là một trong những sự kiện được bàn luận nhiều trong tuần qua. Trước sự việc trên, nhiều bạn trẻ thừa nhận họ cũng từng gặp phải trường hợp tương tự trước đây và rất muốn bày tỏ ý kiến, đưa ra một số mong muốn để giúp bố mẹ tiếp cận, hiểu tâm lý con cái hơn.

"Cảm thấy bị kiểm soát thay vì đưa ra lời khuyên khách quan"

Bố mẹ vợ lên chơi, mẹ chồng quát một câu thông gia xấu hổ bỏ về

Bố mẹ đẻ em ngượng quá nhất quyết bắt xe ôm ra bến về thẳng

Sao nghĩ tới cái cảnh làm dâu của em nó chán tới vậy không biết, ở với mẹ chồng khiến em ngột ngạt không thở nổi các chị ạ.

Sau cưới vì không có điều kiện, chúng em buộc phải sống chung với mẹ chồng gần 3 năm trời. Cuộc sống của em lúc ấy không khác gì cảnh đi ở, thức khuya dậy sớm, ngày đi làm tối về phục vụ cơm nước nhà cửa cho 7, 8 con người từ bố mẹ, anh chị em chồng thế mà lúc nào cũng bị mắng rồi mang tiếng lười.

Top sai lầm của bố mẹ khiến học sinh áp lực học đường

Không ít phụ huynh bắt con học với cường độ cao để trang bị tốt hơn cho tương lai. Vậy nhưng, nhồi nhét lịch học dễ khiến con kiệt sức, gặp áp lực học đường.

Top sai lam cua bo me khien hoc sinh ap luc hoc duong
 Nghỉ hè, trẻ có nhiều thời gian bên gia đình, cùng người thân có những trải nghiệm thú vị. Vào năm học mới, thời gian biểu thay đổi khiến trẻ ít nhiều có cảm giác bỡ ngỡ. (Ảnh: Brightside)