Mẹ chồng yên tâm nhắm mắt khi nghe câu khẳng định của tôi

Tôi thương mẹ chồng lắm nên khi bà trăn trở chuyện đau lòng cuối cùng của cuộc đời, tôi đã khẳng định mình sẽ giải quyết thay mẹ.

Bố mẹ chồng tôi hiền hậu, tốt tính lắm. Ở xóm, ai cũng quý ông bà. Chồng tôi may mắn giống tính bố mẹ nên cũng chân chất, thật thà, thương yêu vợ. Chỉ có em trai chồng là hơi ngang bướng, hay cáu giận và ham chơi.
Em chồng tôi chưa có vợ, thường đi ăn nhậu với bạn bè. Ỷ làm có tiền nhiều, cậu ấy thường chê bai chồng tôi không có chí tiến thủ, không dám làm giàu. Nhưng rồi sau một vụ tai nạn, cậu ấy bị cụt cả hai chân trở thành tàn phế. Thời gian đó, gia đình tôi phải chạy vạy khắp nơi để lo tiền bạc cứu mạng sống của cậu ấy.
Me chong yen tam nham mat khi nghe cau khang dinh cua toi
Trải qua biến cố, em chồng tôi bắt đầu tu tâm tính hơn. Cậu ấy cũng nhận ra lỗi sai của mình và thường mặc cảm về số phận. Chồng tôi cứ an ủi mãi. Vợ chồng tôi còn mở một cửa hàng tạp hóa để cậu ấy bán buôn, sống qua ngày.
Hai tháng qua, mẹ chồng tôi bệnh nặng. Bao nhiêu tiền của đã dồn hết để chữa trị cho em chồng, rồi mở tạp hóa nên khi mẹ chồng bệnh, tôi phải bán cả mảnh đất của mình. Vậy mà sau bao nỗ lực, mẹ chồng cũng không qua khỏi.
Lúc hấp hối, bà cứ ngân ngấn nước mắt, nắm tay tôi mà mắt lại nhìn về phía em chồng đang ngồi trên xe lăn. Tôi biết, em chồng chính là nỗi lo cả đời của bà. Tôi cầm chặt tay mẹ chồng, khẳng định trong nước mắt: "Mẹ cứ yên tâm, vợ chồng con sẽ chăm sóc cậu Út chu đáo ạ". Lúc này, mẹ chồng tôi mới mỉm cười, yên tâm nhắm mắt.
Giờ tang lễ của mẹ đã lo liệu xong xuôi nhưng em chồng tôi lại bị sốc tâm lý. Cậu ấy tự nhốt mình trong phòng, không thiết ăn uống gì cả. Phải làm sao để cậu ấy vượt qua khủng hoảng tâm lý này đây?
(thuyvi...@gmail.com)

Mẹ chồng vay 200 triệu, lúc trả chỉ còn một nửa kèm lý do khiến con dâu ngã ngửa

Mẹ chồng tôi thật quá đáng, nỡ ăn chặn cả tiền tiết kiệm của vợ chồng tôi.

Tôi kết hôn được 4 năm, từ lúc đó đến nay tôi ở tại nhà chồng. Hàng tháng vợ chồng tôi đều có nghĩa vụ đóng góp tiền ăn, sinh hoạt phí cho mẹ chồng là 6 triệu đồng (trước đây, chỉ đóng 5 triệu, nhưng sau khi sinh bé đầu lòng là vợ chồng tôi nâng thêm 1 triệu nữa). Chưa kể, thỉnh thoảng vợ chồng tôi cũng đóng góp tiền điện, nước, biếu thêm mẹ chồng tiền tiêu vặt.
Mức đóng góp này theo tôi là vừa phải, không nhiều cũng không ít bởi đây là khoản góp "cứng", còn lại là tôi cũng hay đi chợ mua bán, trong nhà hỏng hóc đồ đạc, cần mua mới là tôi cũng thoải mái chi tiền… Mẹ chồng tôi cũng không phàn nàn gì về mức đóng góp này, vì bà còn có lương hưu nữa.

Vênh mặt cãi mẹ chồng, cô vợ tiểu thư lĩnh chọn cái tát của chồng

"Không thể kiềm chế nên tôi đã tát mạnh vào mặt vợ rồi đuổi đi giữa ngày giỗ của bố mình".

Vợ chồng tôi sống ở Hà Nội, một mình mẹ già ở quê, có lễ tết hay ngày giỗ bố chúng tôi mới về thăm mẹ. Một gia đình có 2 đứa con đủ nếp đủ tẻ, kinh tế ổn định, nhà riêng, xe đẹp. Ai nhìn vào cũng bảo số tôi sướng, đã thoát khỏi lũy tre làng lại vớ ngay được cô vợ tỷ phú.

Đối phó với làn sóng dịch COVID-19 mới: Cần thiết tiêm vắc xin mũi 3 và 4

Trong tuần qua cả nước ghi nhận khoảng 20.000 ca mắc COVID-19, cao hơn so với tuần trước đó, số bệnh nhân nặng tăng cao.

Ca nặng, nguy kịch tăng cao

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều biến chủng mới. Trong khi tốc độ tiêm chủng COVID-19 mũi 3, 4 thời gian qua có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu. Một số địa phương có tỉ lệ tiêm thấp, đặc biệt ở nhóm trẻ 5-11 tuổi. Thứ trưởng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, đặc biệt là liều cơ bản cho trẻ từ 5-11 tuổi trong tháng 8 và 9, tiêm nhắc cho nhóm 12-17 tuổi hoàn thành trong quý III, ngay khi trẻ quay lại trường.