Mẹ chồng tôi là hiệu trưởng, cứ đến bữa cơm lại mắng cháu sa sả

Là một giáo viên chủ nhiệm, công việc ở trường đã rất áp lực với tôi, về nhà lại phải đứng giữa con và mẹ chồng khiến tôi bị stress.

Tôi lấy anh đã được 18 năm, anh là người hiền lành, ít nói. Chúng tôi sống cùng mẹ chồng, bố anh mất từ khi anh còn nhỏ.

Vợ chồng tôi có hai con, một gái, một trai. Con gái tôi năm nay học lớp 12 còn con trai nhỏ học lớp 9. Cuộc sống của vợ chồng tôi khá êm đềm, chỉ có điều mẹ chồng tôi hay áp đặt suy nghĩ của bà lên chúng tôi.

Trước đây mẹ chồng tôi là giáo viên, bà từng làm hiệu trưởng một trường cấp 3 danh tiếng của thành phố. Có lẽ phong cách lãnh đạo và bệnh nghề nghiệp đã ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách của bà. Bà nói là mọi người trong nhà phải nghe, không ai được cãi hay phản đối.

Me chong toi la hieu truong, cu den bua com lai mang chau sa sa

Khoảng cách thế hệ khiến nhiều suy nghĩ của mẹ chồng tôi đã lạc hậu so với thời đại bây giờ nhưng bà không thừa nhận. Bản thân tôi cũng là một giáo viên nên tôi hiểu điều đó rất rõ. Có điều muốn gia đình êm ấm nên tôi đã nhịn bà rất nhiều. Chồng tôi thì nhất nhất nghe lời mẹ, có lẽ vì bố mất sớm, anh sống với mẹ từ nhỏ nên trong mắt anh chỉ có mẹ.

Con gái tôi ngoan ngoãn, học giỏi nên nó luôn được bà và bố yêu chiều. Còn con trai tôi lực học khá và thích chơi game nên ngoài giờ học là chơi. Con thích game chứ không phải nghiện nên đôi khi xao nhãng việc nhà. Mỗi lần như vậy mẹ chồng tôi lại mắng nó.

Cháu hư bà mắng là đúng, tôi không cản, không bênh con nhưng cứ nhằm bữa cơm là mẹ tôi lôi chuyện của con trai tôi ra mắng khiến cả nhà không có bữa cơm ngon trong yên bình. Chồng tôi cũng hùa vào mắng theo, có lúc con gái tôi cũng xúm vào mắng em. Một lần, hai lần tôi im lặng không nói nhưng lần nào cũng vây, tôi góp ý thì mẹ chồng mắng cả tôi.

Tôi đã nhẹ nhàng nói với chồng và con gái tôi rằng khi bà mắng thì mọi người đừng hùa vào, để 1 người mắng là đủ và nên tránh bữa cơm. Không hiểu sao mẹ chồng tôi biết, bà chửi tôi là con hư tại mẹ. Là mẹ mà khi bà mắng lại cứ im như thế thì sao con nó nghe.

Không những xúm vào mắng thằng bé, bà còn đưa đứa này, đứa kia ra so sánh. Tôi biết tụi trẻ bây giờ chúng tự trọng rất cao, không thích so sánh, góp ý với bà bà không nghe và lại mắng tôi. Bà bảo phải đưa gương đứa này đứa kia ra cho nó thấy xấu hổ mà sửa đổi.

Con tôi đang ở lứa tuổi  ẩm ương mới lớn nên đôi khi không kiềm chế được thái độ. Bà mắng nhiều quá nó nổi khùng lên, bà dùng cán chổi vụt thì nó lấy tay đỡ, thế là bà nói tôi không biết dạy con. Nhiều khi thấy con bỏ cơm vào phòng nằm tôi lại lo tâm lý nó không được tốt. Dỗ dành con thì mẹ chồng tôi lại dỗi không ăn cơm vì bà nghĩ tôi không coi trọng lời nói của bà.

Tôi không biết làm cách nào để nói chuyện cho mẹ chồng tôi hiểu đây.

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Hậu Giang có 7 người dương tính với nCoV

Trước đó, Bộ Y tế công bố Hậu Giang có 5 bệnh nhân COVID-19, đều liên quan TP.HCM, Bình Dương.

Gần 23h ngày 9/7, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, họp khẩn với lãnh đạo thị xã Long Mỹ và huyện Châu Thành, Châu Thành A.

Đây là 3 địa phương vừa phát hiện người dương tính với SARS-CoV-2 thông qua phương pháp rRT-PCR.

Sáng 10/7: Thêm 598 ca COVID-19, TP HCM có 520 bệnh nhân

(Kiến Thức) - Bộ Y tế sáng 10/7 ghi nhận 598 598 ca mắc COVID-9 tại 14 tỉnh, thành phố gồm 593 ca trong nước và 5 ca nhập cảnh được cách ly ngay. TP HCM vẫn nhiều nhất với 520 ca.

Ngoài TP HCM, các tỉnh, thành phố có thêm ca mắc COVID-19 là Đồng Nai (18), Khánh Hòa (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), An Giang (10), Phú Yên (8), Bình Phước (4), Bến Tre (2), Hà Nội (2), Thanh Hóa (2), Tây Ninh (1).