“Mắt thần” trong thế giới hoang dã

Đôi mắt vốn là món quà vô giá mà tự nhiên ban tặng cho con người, nhưng ở một số loài vật, với những khả năng quan sát kỳ lạ giúp đôi mắt của chúng được coi là "mắt thần".

Mắt rắn
Không giống như các họ thằn lằn khác, rắn không có các mí mắt chuyển động, bộ phận có nhiệm vụ nó bảo vệ và bôi trơn cho đôi mắt. Do đó, đôi mắt của chúng luôn mở to, nhìn thẳng vào con mồi. Vì vậy, mắt của rắn rất kém, bù lại là khả năng khứu giác của rắn đứng đầu trong các loài động vật. Con ngươi của chúng đôi khi còn được bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ nhiều màu như nâu, đỏ, vàng hay xanh lá.
Mắt cá sấu
 
"Nước mắt cá sấu" chỉ là một hình ảnh đầy tính ước lệ trong ngôn ngữ, vì trên thực tế, cá sấu chẳng bao giờ khóc. Chúng không hề có tuyến lệ. Tuy nhiên, đôi mắt của cá sấu có thể tiết ra một loại dịch nhờn từ phía sau mí mắt thứ ba hoặc màng mắt, để bôi trơn hoặc làm sạch mắt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Các cạnh của màng này có thể được nhìn thấy ở rìa mắt của cá sấu khi nó mở to ra. “Nước mắt” cũng xuất phát từ chỗ này.
Mắt tắc kè hoa
loài vật độc đáo với mí mắt trên và dưới dính với nhau, chỉ có một khe hở nhỏ để quan sát. Tuy nhiên với khả năng cuộn và xoay hai mắt độc lập, tầm quan sát của tắc kè hoa lên tới 360 độ. Đôi mắt của chúng quả là tuyệt vời. Khi tập trung 2 mắt cùng về một hướng, thị lực của tắc kè trở nên vô cùng chính xác và có nhận thức sâu, khiến chúng có thể bắt mồi bằng lưỡi với một siêu tốc độ. Con côn trùng cách vài mét cũng nhanh chóng rơi vào tầm ngắm tấn công. Tắc kè hoa cũng có khả năng nhìn thấy tia cực tím.
Mắt đại bàng
 
Mắt đại bàng có kích cỡ và trọng lượng gần giống mắt người. Nhưng chúng có hình dạng khác hẳn. Phía sau lưng mắt chúng phẳng hơn và rộng hơn lưng mắt chúng ta, tạo cho nó một trường quan sát lớn hơn nhiều.
Lưng mắt người có một vùng đặc biệt trên võng mạc gọi là hố thị giác (fovea - nơi tập trung nhiều tế bào nhận sáng). Hố thị giác của người có khoảng 200.000 tế bào hình nón trên mỗi milimét, một con số lớn đến nỗi bạn khó có thể hình dung, nhưng chưa thấm vào đâu so với đại bàng. Hố thị giác của đại bàng có khoảng 1 triệu tế bào hình nón trên mỗi milimét. Nó cho phép đại bàng có thể nhìn thấy một con chuột ở cách xa 1,6 km. Điều đó vượt ngoài khả năng của con người.
Mời độc giả xem video "Những điều đáng sợ đằng sau đôi mắt của mèo". Nguồn YouTube:
Mắt ruồi "sát thủ"
Vốn hay bị nhầm lẫn với các loài ong nhưng ruồi "sát thủ" lợi hại hơn rất nhiều. Sinh sống ở các vùng đồng cỏ trên khắp thế giới, tầm nhìn hoàn hảo cho phép nó tính toán được khoảng cách, tốc độ của các vật thể hay con mồi đang “lảng vảng” phía trước. Cặp mắt kép với hàng ngàn “ống kính” nhỏ, cung cấp cho nó một tầm nhìn vượt trội và thực sự phát huy hiệu quả khi săn các loại côn trùng nhỏ hơn.

Những sát thủ động vật "lừa người" dưới lớp vỏ dễ thương

(Kiến Thức) - Có tiếng là đáng yêu, dễ thương, hài hước nhưng đến khi bản tính nổi lên, những loài động vật này trở nên vô cùng đáng sợ. 

Nhung sat thu dong vat
Rái cá được đánh giá là một trong những động vật hoang dã hài hước, nhanh nhẹn, tinh khôn. Tuy nhiên ẩn sâu trong chúng là sự khát máu của một sát thủ động vật thực thụ. (Ảnh: Sacredseedlings)

Top 15 ảnh đoạt giải ảnh động vật hoang dã 2017

Bảo tàng lịch sử tự nhiên London đã công bố những người chiến thắng trong cuộc thi Nhiếp ảnh Động vật hoang dã của năm 2017. 

Top 15 anh doat giai anh dong vat hoang da 2017
 1.  Giải nhất chung cuộc ảnh động vật hoang dã 2017 – thể loại câu chuyện
Kí ức một loài -  Brent Stirton, Nam Phi
Hình ảnh một chú tê giác bị cắt mất sừng đang nằm chờ chết đã tác động mạnh mẽ đến cảm xúc lòng người. Những kẻ săn bắn đã xâm nhập vào khu bảo tồn động vật hoang dã Imfolozi vào ban đêm, dùng súng gây mê bắn chú tê giác đen này để cưa sừng. Sừng sau đó sẽ được bán qua trung gian và buôn lậu từ Nam Phi đến Trung Quốc - nơi xem sừng tê giác như một liều thuốc chữa bách bệnh.