Lý giải hiện tượng nổi hạch sau khi tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3

Dù ít phổ biến, đây là hiện tượng không gây nguy hiểm cho người được tiêm vắc xin COVID-19.

Sau khi tiêm vắc xin mũi 3 trở về nhà, tôi bất ngờ bị nổi hạch, cảm giác sưng, đau. Nguyên nhân của hiện tượng này là đâu và có nguy hiểm hay không?

Trả lời:
Bác sĩ Phùng Anh Tuấn, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Vắc xin là một yếu tố lạ với cơ thể nên sau khi tiêm, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại. Các hạch bạch huyết có vai trò sinh ra tế bào miễn dịch. Vì vậy, chúng sẽ tăng hoạt động và sưng to lên. Sau khi tiêu diệt được yếu tố lạ, chúng sẽ trở về trạng thái bình thường.

Hạch bạch huyết thường xuất hiện ở nách cùng bên với cánh tay được tiêm. Tình trạng này sẽ mất đi sau vài ngày, không gây nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng.

Trong trường hợp thấy các bất thường khác như đau tại vị trí không phải vùng tiêm, gầy sút cân, nổi hạch không phải vùng nách cùng bên cánh tay, hạch nhiều, cứng, ít di động và kéo dài... bạn cần đi kiểm tra sớm. Trên thực tế, tỷ lệ nổi hạch sau tiêm vắc xin là không nhiều.

 

Hỏi đáp vắc xin COVID-19: Hết vắc xin, người tiêm mũi 1 Moderna phải làm sao?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia y tế, khi nguồn cung vắc xin Moderna bị đứt đoạn, nên tiêm mũi 2 thay thế bằng các loại vắc xin khác để tăng độ bao phủ vắc xin, sớm đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Tính đến ngày 4/9, TP.HCM đã nhận tổng cộng 10,3 triệu liều vắc xin COVID-19 từ Bộ Y tế, trong đó có hơn 4,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca, hơn 571.000 liều vắc xin Moderna, 312.510 liều vắc xin Pfizer và 5 triệu liều vắc xin Vero Cell.

Mới bị gãy xương, có tiêm vắc xin COVID-19 được không?

"Mẹ tôi 80 tuổi, mới bị gãy chân phải bó bột cách đây 1 tuần, đợt đó có uống kháng sinh. Giờ phường kêu đi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 mũi 2, mẹ tôi có tiêm được không?"

Moi bi gay xuong, co tiem vac xin COVID-19 duoc khong?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:

6 loại đồ uống có khả năng làm chậm quá trình lão hóa

Cà phê, sinh tố chuối hay trà xanh đều là những thức uống giúp làm chậm quá trình lão hóa da.

Lão hóa là điều không thể tránh khỏi, khi có tuổi thi csc nếp nhăn không mong muốn. Mặc dù không thể làmngăn việclão hóa, nhưng chúng ta có thể hạn chế sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh và tuân thủ một chế độ ăn uống điều độ. Có một vài đồ uống có thể hỗ trợ quá trình làm chậm lão hóa mà chị em có thể bổ sung, tuy nhiên cần kết hợp với cả chăm sóc da phù hợp nữa nhé.

Cà phê là đồ uống chống lão hóa

Có nhiều nghiên cứu cho thấy caffeine bảo vệ cơ thể chống lại chứng viêm mãn tính, một vấn đề phổ biến khi bạn già đi. Ngoài ra, uống cà phê làm giảm nguy cơ ung thư da. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Âu cho thấy những người uống một tách cà phê mỗi ngày giảm khoảng 10% nguy cơ phát triển ung thư da.

Ảnh minh hoạ.
Sữa chua Hy Lạp và sinh tố chuối giúp chậm lão hóa

Sữa chua Hy Lạp ngày nay được ưa chuộng để làm món sinh tố chống lão hóa thơm ngon này. Chuối chín rất giàu pectin giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Pectin cũng giúp loại bỏ các độc tố, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da đẹp hơn. Mặt khác, chuối là một nguồn giàu vitamin C, giúp giữ cho làn da của bạn mềm mại và rạng rỡ.

Rượu

Không khuyến khích việc uống rượu mà chúng ta đang nói đến một trong những công năng ít ai biết tới của rượu đó là làm chậm quá trình lão hóa.Uống nhiều có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng và khiến bạn già đi so với thực tế, vì vậy bạn cần phải có liều lượng cụ thể. Uống rượu điều độ sẽ giúp giảm viêm và các bệnh liên quan đến tuổi già. Ngoài ra, uống vừa phải (một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới) có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Trà xanh giúp chống lão hóa

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa chống lão hóa, giúp ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện bằng cách tăng lượng tế bào. Bạn cũng có thể tạo một loại mặt nạ để làm tươi trẻ làn da của mình. Có nhiều nghiên cứu kết luận rằng những người thường xuyên tiêu thụ trà đen và xanh có giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nước ép củ dền