Luật sư Nguyễn Vân Nam bào chữa vụ “Thần đồng đất Việt” qua đời vì COVID-19
Sự ra đi của GS.TS Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam vì COVID-19 khiến nhiều người bàng hoàng, thương tiếc. Lúc sinh thời, ông làm công việc liên quan đến tư vấn luật và viết sách. Năm 2007, ông được nhiều người biết đến khi tham gia bào chữa vụ "Thần đồng đất Việt".
Theo thông tin từ gia đình, sau 10 ngày nhập viện ở Bệnh viện 175 tại TP.HCM, GS.TS Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam qua đời vì COVID-19 ngày 7/9. Sự ra đi của ông khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót và tiếc thương.
GS.TS Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam sinh năm 1956 ở Cần Thơ. Ông tốt nghiệp cử nhân Hóa học Đại học Tổng hợp TP.HCM năm 1981. Về sau, ông sang sống tại Đức từ năm 1986 và có thành tích học tập xuất sắc khi tốt nghiệp đại học các chuyên ngành: Triết học, Luật học, Kinh tế học tại Trường Đại học mang tên Tự do (FU) ở Tây Berlin và Luật học tại Đại học Humbold Berlin (HUB).
Khi sống ở Cộng hòa Liên bang Đức, GS.TS Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam là Thạc sĩ về lý thuyết kinh tế vĩ mô, Thạc sĩ Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Cạnh tranh, Tiến sĩ Luật hành chính công và Tiến sĩ khoa học về Luật Tổ chức Nhà nước và Công pháp quốc tế. Vào năm 2002, ông được phong giáo sư.
Kể từ năm 2003, GS.TS Nguyễn Vân Nam về nước mở công ty và làm Giám đốc công ty Tư vấn Luật Nam Hùng tại TP.HCM. Một trong những vụ kiện nổi tiếng mà ông tham gia với tư cách luật sư là vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về hình tượng của một số nhân vật của bộ truyện tranh nổi tiếng "Thần đồng Đất Việt". Trong vụ kiện này, ông tham gia bảo vệ công ty Phan Thị và giám đốc công ty Phan Thị - bà Phan Thị Mỹ Hạnh.
Vụ kiện "Thần đồng Đất Việt" kéo dài hơn 12 năm. Cuối cùng, tòa phúc thẩm tuyên bố phần thắng thuộc về họa sĩ Lê Linh. Dù thua trong vụ kiện này nhưng GS.TS Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam vẫn tự hào ngẩng cao đầu vì đã hoàn thành rất xuất sắc vai trò luật sư của mình.
Bên cạnh công việc liên quan đến tư vấn luật, ông còn tham gia viết sách. Một số cuốn sách của ông được công chúng đón nhận và đánh giá cao. Trong số này, một số cuốn được ông xuất bản tại Đức như: Vai trò nhà nước trong thời đại toàn cầu hóa; Tác động của bảo hộ sáng chế đối với các nước đang phát triển; Phân lập quyền lực trong mô hình liên bang áp dụng cho Liên minh Châu Âu...
Khi trở về Việt Nam sinh sống và làm việc, GS.TS Nguyễn Vân Nam đã xuất bản các cuốn sách: Toàn cầu hóa và sự tồn vong của Nhà nước (NXB Trẻ 2006), Quyền tác giả - đường hội nhập không trải hoa hồng (NXB Trẻ 2017).
Mời độc giả xem video: Hỗ trợ cấp bách xây bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19. Nguồn: VTV24.
Cực nóng: iPhone 13 dễ đối mặt lệnh cấm vì tính năng hoành tráng này?
Apple mới đây đã chính thức gửi thư mời sự kiện ra mắt thế hệ iPhone mới vào ngày 15/9. Tuy nhiên, có tin đồn cho rằng iPhone 13 sắp ra mắt có thể bị cấm tại 14 quốc gia vì tính năng này.
Apple mới đây đã chính thức gửi thư mời sự kiện ra mắt thế hệ iPhone và Apple Watch mới tới giới truyền thông. Sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 14/9 (theo giờ Mỹ) và 0h ngày 15/9 (theo giờ Việt Nam).
10 kỹ năng sinh tồn buộc phải nhớ khi bị thú dữ tấn công
Bạn sẽ làm thế nào nếu bị voi, bò tót rừng tấn công, xử lý vết thương ra sao trong trường hợp bị rắn cắn hoặc nên mặc quần áo như nào để tránh bị ong đốt. Hãy tìm hiểu về tập tính của từng loài thú dữ để phòng thân khi cần thiết.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ năng sinh tồn khi bị các loài thú dữ tấn công. Điển hình, khi mặt đối mặt với rắn, hãy lùi chầm chậm cho đến khi khuất tầm nhìn hoặc dậm mạnh chân xuống đất để dọa chúng bỏ đi. Nếu bị rắn cắn, không mút máu từ vết thương và nhổ đi như trong phim. Hãy đảm bảo phần dính độc thấp hơn vị trí tim. Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
Voi rất nhanh và khỏe, đặc biệt có kích thước rất lớn nên việc bỏ chạy không khả thi, gây nguy hiểm cho chính bạn. Bạn nên tìm một vật chắn đủ lớn giữa bạn và con voi như một cái cây, tảng đá. Việc này sẽ ngăn cản tầm nhìn, tránh bị voi tấn công.
Bò tót chú ý đến sự chuyển động, chứ không phải màu đỏ hoặc bất kỳ màu sắc nào khác. Tốc độ của chúng cũng rất nhanh nên bạn không thể bỏ chạy. Hãy đứng yên tại chỗ. Khi con bò gần tới, bạn hãy ném món đồ có trong tay như mũ, kính... đó về phía xa. Bò tót bị thu hút và chạy theo món đồ.
Quai hàm của cá sấu được xếp vào hàng cứng nhất thế giới nên việc ném các thứ để đuổi chúng là không khả thi. Trường hợp bị cá sấu phát hiện và tấn công, bạn có thể đấm mạnh hoặc dùng gậy chọc vào mắt, cổ họng của nó. Đây là hai bộ phận nhạy cảm trên cơ thể chúng.
Tê giác có thể chạy với tốc độ 60 km/h, vì vậy rất khó để chạy trốn chúng. Tuy nhiên, chúng lại có thị lực rất kém. Hãy tìm một cái cây và nấp sau đó. Loài động vật hoang dã này sẽ không theo bạn qua những bụi cây hoặc cỏ cao.
Nếu thời tiết nóng, cố gắng không đi vào bụi cây vì lúc đó, hà mã hay trú ẩn ở đây. Nếu gặp hà mã, leo lên cây hoặc một tảng đá lớn, hoặc một ngọn đồi. Chờ ở đó cho đến khi con vật bỏ đi.
Khi bất ngờ chạm trán với sư tử, hãy nhìn thẳng vào mắt chúng và lùi bước thật chậm. Tuyệt đối không quay lưng và chạy. Nếu chúng tấn công, hãy giang hai tay ra, hét lớn hết sức có thể. Khi gặp phản ứng bất ngờ sư tử sẽ cân nhắc lại "con mồi" và có thể bỏ đi.
Trái ngược hẳn với sư tử, bạn không được nhìn thẳng về phía mắt báo. Với chúng, việc nhìn trực tiếp không khác nào sự thách thức. Hãy đứng yên. Báo không thích giả vờ tấn công. Nếu nó tiến sát, bạn hãy giang tay và la hét thật lớn.
Trâu rừng không giả vờ tấn công và không thể hiện bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Lựa chọn duy nhất đó là chạy trước thật nhanh và leo lên một cái cây gần đó.
Nếu bắt gặp một con chó sói, tuyệt đối không nhìn thẳng vào mắt nó. Đó là dấu hiệu thách thức của kẻ thù. Hãy cúi đầu thấp hơn chúng, thể hiện sự phục tùng. Nó có thể sẽ bỏ đi và không tấn công.
Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.
Chuyện “ra đi” hay “trở về” của nhân tài công nghệ Việt Nam
(Kiến Thức) - Hơn 81% lao động trình độ cao trong ngành công nghệ Việt Nam đang làm việc tại Mỹ. Nhân sự trong lĩnh vực này thường chọn cách “ra đi” để tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn, đãi ngộ cao hơn.
Hơn 81,8% lao động trình độ cao ngành công nghệ Việt Nam đang làm việc tại Mỹ. Nhân sự trong lĩnh vực này thường chọn cách “ra đi” để tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn, đãi ngộ cao hơn. Vingroup, với chiến lược phát triển tập trung vào lĩnh vực công nghệ, sẽ giải bài toán này như thế nào để giữ nhân tài ở lại?