![]() |
![]() |
Theo đó, doanh thu năm 2022 của Hoà Bình ghi nhận gần 14.149 tỷ đồng, tăng 24% so năm trước. Kỳ này, chi phí tài chính tăng vọt lên 520 tỷ đồng chủ yếu là chi phí lãi vay, đồng thời chi phí quản lý cũng gấp 5,4 lần lên 2.246 tỷ đồng.
Do đó, Hoà Bình lỗ ròng 2.566 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi năm trước vẫn có lãi 103 tỷ đồng.
Báo cáo kiểm toán 2022 của Tập đoàn Hòa Bình (HoSE: HBC) ghi nhận ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán về các khoản nợ vay đã quá hạn trong đó có một số khoản vay đã được các ngân hàng đồng ý gia hạn.
Đối với các khoản vay còn lại đã quá hạn hoặc sắp đến hạn, Tập đoàn Hoà Bình đang trong quá trình thương thảo với ngân hàng để xin gia hạn.
Cùng với khoản lỗ thuần năm 2022 là 2.570 tỷ đồng và lỗ luỹ kế lên tới 2.101 tỷ đồng, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn âm tới 883 tỷ đồng.
Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.
![]() |
Tổng tài sản biến động giảm, một số nghiệp vụ tạm ứng chưa được phê duyệt phù hợp
Đơn vị kiểm toán lưu ý, Tập đoàn Hoà Bình đã thực hiện một số nghiệp vụ tạm ứng khi chưa có đủ phê duyệt phù hợp. Các nghiệp vụ này sau đó đã được HĐQT Tập đoàn thông qua ngày 20/5/2023.
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của HBC giảm gần 1.000 tỷ xuống còn 15.594 tỷ đồng, đặc biệt giảm tới 1.331 tỷ đồng so với báo cáo tự lập (16.925 tỷ đồng). Trong đó có sự chênh lệch ở khoản mục Phải thu dài hạn khác khi tăng từ 72 tỷ lên gần 340 tỷ đồng (gấp 4,7 lần).Ngày 30/6, CTCP Năng lượng Tái tạo Trung Nam công bố thông tin bất thường về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu TRECB2223001.
Theo đó, ngày 30/6/2022, Trung Nam phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu TRECB2223001 với kỳ hạn 1 năm, ngày đáo hạn vào 30/6/2023. Tuy nhiên, Trung Nam chưa thể thanh toán gốc 1.500 tỷ và lãi 86 tỷ đồng số trái phiếu này đúng thời hạn.