Loại vi khuẩn có thể giết trăm triệu người sắp thoát ra từ Bắc Cực?

Một loại vi khuẩn chết người chôn vùi dưới Bắc Cực hàng ngàn năm có thể sớm thoát ra ngoài vì Trái đất ấm lên.

Theo Daily Star, các loại bệnh dịch chết người luôn có ảnh hưởng lớn đến con người. Một loại vi khuẩn như vậy hiện đang ẩn dưới lớp băng ở Bắc Cực và có thể trỗi dậy một khi băng tan.
Loai vi khuan co the giet tram trieu nguoi sap thoat ra tu Bac Cuc?
Cảnh báo loại vi khuẩn chết người có thể thoát ra ngoài ở Bắc Cực nhờ băng tan. 
Loại vi khuẩn này được so sánh với đại dịch Cái Chết đen, giết hàng triệu người vào thế kỷ 14. Đáng chú ý, Cái Chết đen cũng gây tai họa đúng vào thời điểm Trái đất ấm lên, theo giáo sư Peter Frankopan.
Thông điệp này xuất hiện sau khi các chuyên gia cảnh báo nhân loại chỉ còn 12 năm để hiện tượng ấm lên toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C, so với thế kỷ 19.
Vượt qua cột mốc này, khí hậu sẽ trở nên đặc biệt khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán hay nhiệt độ cao kỷ lục sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người, theo Liên Hợp Quốc.
Giáo sư Frankopan đến từ Đại học Oxford cảnh báo sẽ rất khó để các quốc gia có thể khống chế hiện tượng ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Hệ quả là băng tan nhiều hơn ở hai cực.
“Một khi thời điểm đó đến, vấn đề không phải là đi nghỉ mát sẽ khó khăn hơn hay số người nhập cư gia tăng”, Frankopan nói. “Vấn đề là băng tan có thể giải phóng các loại vi khuẩn chết người, vốn ngủ yên trong hàng ngàn năm”.
Trong thế kỷ 14, Trái đất cũng ấm lên 1,5 độ C, kích thích các vi khuẩn phát triển trở thành Cái Chết đen.
Ước tính 75-200 triệu người khi đó đã chết vì đại dịch ở châu Âu và châu Á. Đại dịch đạt mức đỉnh điểm ở châu Âu trong giai đoạn năm 1347-1351.

Làm phật ý trăn cưng, người đàn ông chết thảm

(Kiến Thức) - Mới đây, tại Ghana xảy ra câu chuyện đau lòng, khiến nhiều người phải nghiêm túc nhìn nhận lại chuyện có nên nuôi trăn khổng lồ, hay nuôi các loài rắn làm thú cưng hay không.

Đối với nhiều người, trăn, rắn là loài động vật vừa đáng sợ vừa đáng ghét. Tuy nhiên vài năm gần đây, việc nuôi trăn khổng lồ, rắn làm thú cưng được nhiều người ưa chuộng.
Điều này cũng khiến nhận thức của mọi người về loài bò sát này thay đổi ít nhiều, thế nhưng trong quá trình chăn nuôi trăn cưng, rắn cưng vẫn cần rất nhiều kinh nghiệm và sự cẩn thận, bởi chỉ cần có chút sơ sảy, sẽ phát sinh chuyện ngoài ý muốn.

Loài chim được mệnh danh “ma rừng”, có mào “độc đắc“

(Kiến Thức) - Với bộ lông màu trắng mượt, chim Kagu được mệnh danh là “ma rừng” và là một trong 5 loài chim có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới, sở hữu một cái mào dài đặc biệt không thể nhầm lẫn với những loài chim khác.

Loai chim duoc menh danh “ma rung”, co mao

Chim Kagu là loài chim đặc hữu của hòn đảo Grand Terre lớn nhất vùng New Caledonia (cách nước Úc 1.200km về phía Bắc). Ảnh vsolutions.


Loai chim duoc menh danh “ma rung”, co mao
 Chim Kagu sở hữu đôi mắt màu đỏ và bộ lông trắng mượt, được người dân địa phương gọi bằng cái tên “ma rừng”. Ảnh khoahoc.
Loai chim duoc menh danh “ma rung”, co mao
 Chim Kagu còn sở hữu một cái mào dài đặc biệt không thể nhầm lẫn với những loài chim khác. Ảnh baocon.
Loai chim duoc menh danh “ma rung”, co mao
 Bình thường, những chiếc lông trên đầu của chim Kagu xếp xuôi theo gáy, nhưng khi một đôi chim Kagu gặp nhau, túm lông trên đầu chúng dựng đứng lên - tín hiệu cho thấy cặp đôi này “đồng ý tìm hiểu nhau”. Ảnh dmcdn.
Loai chim duoc menh danh “ma rung”, co mao
 Kagu là loài chim hết mực chung thủy khi một cặp đôi chim Kagu thường sống chung với nhau cả đời. Ảnh myclip.
Loai chim duoc menh danh “ma rung”, co mao
 Vào mùa sinh sản, các đôi chim Kagu cùng ở với nhau và cùng nhau ấp trứng. Ảnh datuopinion.
Loai chim duoc menh danh “ma rung”, co mao
Chim Kagu là loài chim không biết bay. Ảnh djringer. 

Mời quý vị xem video:Top 5 loài chim đẹp nhất thế giới. Nguồn video: Top 5 kỳ thú

Phát hiện kinh ngạc vi khuẩn có thể "thải" ra vàng nguyên chất

Các nhà nghiên cứu đã có một phát hiện đáng kinh ngạc về một loại vi khuẩn có thể ‘thải’ ra vàng bằng một cơ chế phân tử đặc biệt, thậm chí còn là vàng nguyên chất 24-karat.

Loài vi khuẩn có tên khoa học là Cupriavidus metallidurans, sống ở những vùng đất rất độc hại với nhiều loại kim loại nặng khác nhau, trong đó có chất độc hại vàng clorua (hay còn gọi là vàng lỏng). Cupriavidus metallidurans chính là tác nhân tạo ra loại vàng thứ sinh, hay loại vàng mà chúng ta vẫn thấy trong các mỏ quặng vàng ngày nay.