Lo lắng khiến bệnh huyết áp, tim mạch tăng nặng?

Lo lắng, căng thẳng tác động xấu tới bệnh lý tim mạch, có thể gây ra tắc cấp tính động mạch như động mạch vành và làm tăng huyết áp.

Hỏi: Tôi mới phát hiện bị cao huyết áp và bệnh tim mạch, uống thuốc, nhưng chỉ số huyết áp vẫn không giảm nên rất lo lắng. Nghe nói, càng lo lắng càng ảnh hưởng tới bệnh, xin hỏi có đúng không? Cách phòng tránh thế nào?

Nguyễn Thị Hương (Hà Nội)

lo-lang-va-benh-tim.jpg

Trả lời: Lo lắng, căng thẳng tác động xấu tới bệnh lý tim mạch, có thể gây ra tắc cấp tính động mạch như động mạch vành.

Tình trạng kéo dài có thể làm tăng huyết áp. Các lo lắng về tâm lý, tình cảm làm mất tính ổn định điện của tim, từ đó có thể gây ra rối loạn nhịp tim và ngừng tim.

Tuy nhiên, các lo lắng, căng thẳng tác động khác nhau tới mỗi người. Ở người này gây ra tình trạng chán nản, đau đớn, nhưng với một số người khác, điều đó lại làm họ thêm hăng hái.

Để kiểm soát tình trạng này, cần tìm nguyên nhân, sau đó học cách đối phó. Kinh nghiệm để vượt qua các lo lắng, căng thẳng là giữ cho cuộc sống của bạn cân bằng, học cách chấp nhận những việc bạn không thể làm được, học cách nói “không” khi cần thiết.

GS.TS Phạm Mạnh Hùng (Phó chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam)

Sau 5 ngày sốt, thanh niên 22 tuổi ngừng tuần hoàn do viêm cơ tim cấp

Khi chưa có các kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học cho sốc tim (như ECMO, bóng đối xung động mạch chủ), hầu hết những trường hợp sốc tim nặng đều có tiên lượng rất dè dặt.

Sốc tim, ngừng tuần hoàn do chủ quan với sốt

Ngày 12/5, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai cho biết, bệnh viện đã hồi sức thành công ca bệnh ngừng tuần hoàn do viêm cơ tim cấp.

Người phụ nữ bị vi khuẩn "ăn" thủng van tim sau nhiều tháng sốt cao

Sốt cao nhiều tháng không khỏi, người phụ nữ 46 tuổi được phát hiện nhiễm vi khuẩn Burkholderia khiến van động mạch chủ hở nặng, suy tim.

Theo TS.BS Trần Vũ Minh Thư, Trưởng khoa Nội tim mạch 2, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, Burkholderia là loại vi khuẩn tồn tại rộng rãi trong tự nhiên. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các mô gây nên bệnh lý về da, viêm phổi, áp xe đa cơ quan (như gan, lách, thận, xương, não, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai), viêm màng não, nhiễm trùng máu.

Trường hợp vi khuẩn âm thầm “ăn” thủng van tim như bệnh nhân L. là rất hiếm gặp, bác sĩ Thư chia sẻ, thêm rằng hơn 25 năm công tác trong ngành y, đây là lần đầu tiên gặp một ca bệnh hở van tim nặng do bị vi khuẩn Burkholderia tấn công.

Chủ quan tăng huyết áp người bệnh bị u tuyến thượng thận đe dọa tính mạng

Tăng huyết áp kéo dài, đặc biệt ở người trẻ tuổi, không nên chủ quan, cần đi khám chuyên sâu để tìm nguyên nhân. Có thể đằng sau đó là một bệnh lý nội tiết tiềm ẩn, như u tuyến thượng thận.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phát hiện kịp thời khối u tuyến thượng thận giúp bệnh nhân thoát nguy cơ tăng huyết áp kéo dài.

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách.