Lộ khách hàng đầu tiên mua "sát thủ diệt tăng" Kornet-EM Nga

(Kiến Thức) - Bahrain sẽ là khách hàng đầu tiên trên thế giới được Nga xuất khẩu tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM hiện đại.

Theo Tạp chí Armyrecognition, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport Anatoly Isaykin đã công bố vào hôm thứ 3 (12/8) rằng, các tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại Kornet-EM sẽ được xuất khẩu cho Bahrain.
Tổ hợp chống tăng Kornet-EM được trưng bày tại một cuộc triển lãm.
 Tổ hợp chống tăng Kornet-EM được trưng bày tại một cuộc triển lãm.
Trong thời gian qua, Rosoboronexport đã ký nhiều hợp đồng lớn với một số nước Trung Đông và Bắc Phi. "Tên lửa chống tăng Kornet-EM sẽ lên đường đến Bahrain trong khi Namibia lại mua phiên bản Kornet-E cùng nhiều vũ khí hạng nhẹ", Isaikin cho biết.
Ra mắt lần đầu năm 2011 tại triển lãm quốc phòng MAKS ở Moscow, Kornet-EM được lắp đặt trên khung gầm của xe việt dã hạng nhẹ 4x4 Tigr. Xe mang hai khối ống phóng, mỗi khối gồm 4 đạn chống tăng có điều khiển. Ở trạng thái hành quân, các ống phóng được thu gọn trong thân xe.
Tên lửa có tầm bắn tối thiểu là 150m và tối đa lên đến 10.000m. Đây được đánh giá là “khắc tinh” của các loại xe tăng tiên tiến, kể cả các xe được trang bị giáp phản ứng nổ, cũng như các xe bọc thép nhẹ và công sự khác …
Cận cảnh khối ống phóng và thiết bị dẫn đường Kornet-EM trên nóc xe Tigr.
 Cận cảnh khối ống phóng và thiết bị dẫn đường Kornet-EM trên nóc xe Tigr.
Biến thể Kornet-EM sử dụng đầu dò quang điện tử với hệ thống dẫn đường tên lửa và bám bắt mục tiêu tự động, khiến cho nó trở thành một hệ thống tên lửa “bắn và quên”, tăng gấp 5 lần độ chính xác khi bám mục tiêu ở cự li bất kì. Kíp chiến đấu có thể bám hai mục tiêu cùng lúc, phóng tên lửa liên tiếp với tốc độ cao. Điều này giúp tăng xác suất và hiệu quả tiêu diệt, giảm số đầu xe làm nhiệm vụ. Với các xe tăng trang bị hệ thống bảo vệ tích cực, Kornet-EM có thể phóng hai đạn chống tăng để vô hiệu hóa.
Kornet-EM được thiết kế như một tổ hợp vũ khí chiến đấu tự động, có thể tác chiến độc lập hoặc trong đội hình binh chủng hợp thành, đảm bảo tự động hóa cao độ các khâu trinh sát, phân phối, bám bắt mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt.
Hệ thống Kornet-EM bao gồm:
- Xe chiến đấu hạng nhẹ Tigr với hai bệ phóng tự động mang 8 đạn sẵn sàng phóng.
- Xe trinh sát và điều khiển cấp đại đội, được trang bị hệ thống giám sát hỗn hợp bao gồm quang truyền hình, hồng ngoại và radar trinh sát hỗ trợ, định vị, hệ thống thông tin liên lạc và trao đổi dữ liệu, bộ điều khiển tự động và hệ thống vũ khí (đạn chống tăng có điều khiển Kornet-EM và súng máy PKTM),
- Tên lửa có điều khiển với đầu đạn HE có tầm bắn lên đến 10km.
- Tên lửa chống tăng có điều khiển với tầm bắn tối đa 8.000 m và đầu đạn cho phép xuyên 1.100-1.300 mm giáp RHA, cho phép hệ thống Kornet-EM tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, theo kịp sự phát triển của tăng thiết giáp thế giới.

Xem tên lửa chống tăng Kornet-EM Nga diệt mục tiêu

(Kiến Thức) -Kornet-EM là hệ thống tên lửa chống tăng tự hành cực mạnh đặt trên khung gầm xe bọc thép hạng nhẹ cơ động cao Tigr.

Clip hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM đặt khung gầm xe bọc thép hạng nhẹ Tigr chiến đấu:

Hé mở nơi chế tạo sát thủ diệt tăng SPG-9T2 Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo thành công súng chống tăng SPG-9T2 với một loạt các cải tiến.

Vũ khí “khủng” của Nga trong Quân đội Hàn Quốc

Kể từ khi thành lập, Quân đội Hàn Quốc luôn chỉ dùng vũ khí do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, trong thành phần trang bị từ những năm 1990 của nước này lại có sự xuất hiện của một vài loại vũ khí tối tân do Nga chế tạo. Thực tế, đây là số vũ khí mà Nga dùng để thanh toán thay cho số tiền nợ Hàn Quốc từ thời Liên Xô. Thay vì trả tiền, người Nga đề nghị chọn giải pháp trả bằng vũ khí và được chấp thuận.
Kể từ khi thành lập, Quân đội Hàn Quốc luôn chỉ dùng vũ khí do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, trong thành phần trang bị từ những năm 1990 của nước này lại có sự xuất hiện của một vài loại vũ khí tối tân do Nga chế tạo. Thực tế, đây là số vũ khí mà Nga dùng để thanh toán thay cho số tiền nợ Hàn Quốc từ thời Liên Xô. Thay vì trả tiền, người Nga đề nghị chọn giải pháp trả bằng vũ khí và được chấp thuận.

Tổng cộng, giai đoạn 1996-1997, Nga đã “trả” 35 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U/UK (trị giá 2,2 triệu USD/chiếc), 70 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và 262 hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M cho Hàn Quốc. Đây đều là những vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới có sức tấn công mạnh mẽ.
Tổng cộng, giai đoạn 1996-1997, Nga đã “trả” 35 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U/UK (trị giá 2,2 triệu USD/chiếc), 70 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và 262 hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M cho Hàn Quốc. Đây đều là những vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới có sức tấn công mạnh mẽ.

Hiện nay, những chiếc T-80U/UK hoạt động hạn chế trong lực lượng Tăng – Thiết giáp Lục quân Hàn Quốc.
Hiện nay, những chiếc T-80U/UK hoạt động hạn chế trong lực lượng Tăng – Thiết giáp Lục quân Hàn Quốc.

So với các loại xe tăng chiến đấu do Hàn Quốc sản xuất như K1, K1A2 hay K2. T-80U có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều (khoảng 46 tấn), nhưng trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh mà xe tăng Hàn Quốc khó có thể so. T-80U lắp một pháo nòng trơn 2A46-2 cỡ 125mm (cơ số đạn 45 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng (cơ số 4-6 quả).
So với các loại xe tăng chiến đấu do Hàn Quốc sản xuất như K1, K1A2 hay K2. T-80U có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều (khoảng 46 tấn), nhưng trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh mà xe tăng Hàn Quốc khó có thể so. T-80U lắp một pháo nòng trơn 2A46-2 cỡ 125mm (cơ số đạn 45 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng (cơ số 4-6 quả).

Đặc biệt, xe tăng T-80U trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tới 70km/h trên đường bằng phẳng. Vì lẽ đó, T-80U được phong tặng danh hiệu “xe tăng bay”. Trong ảnh là xe tăng T-80U của Lục quân Hàn Quốc trong huấn luyện lội nước.
Đặc biệt, xe tăng T-80U trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tới 70km/h trên đường bằng phẳng. Vì lẽ đó, T-80U được phong tặng danh hiệu “xe tăng bay”. Trong ảnh là xe tăng T-80U của Lục quân Hàn Quốc trong huấn luyện lội nước.

Hệ thống phòng vệ của T-80U cũng tương đối mạnh với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-5.
Hệ thống phòng vệ của T-80U cũng tương đối mạnh với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-5.

Những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị cho Lục quân Hàn Quốc cũng được xếp vào vị trí hiện đại hàng đầu thế giới.
Những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị cho Lục quân Hàn Quốc cũng được xếp vào vị trí hiện đại hàng đầu thế giới.

So với xe chiến đấu bộ binh tiên tiến nhất Hàn Quốc K21, BMP-3 cũng nhỉnh hơn về hỏa lực. BMP-3 được trang bị pháo chính 2A70 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, pháo 2A72 30mm đồng trục với pháo chính. Trong khi K21 dùng pháo tự động 40mm tuy có sức công phá mạnh nhưng so với uy lực pháo 100mm vẫn còn kém hơn.
So với xe chiến đấu bộ binh tiên tiến nhất Hàn Quốc K21, BMP-3 cũng nhỉnh hơn về hỏa lực. BMP-3 được trang bị pháo chính 2A70 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, pháo 2A72 30mm đồng trục với pháo chính. Trong khi K21 dùng pháo tự động 40mm tuy có sức công phá mạnh nhưng so với uy lực pháo 100mm vẫn còn kém hơn.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị lớp giáp dày chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm ở cự ly 300m. Ngoài ra, xe có thể lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ chống chịu vũ khí chống tăng hạng nặng.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị lớp giáp dày chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm ở cự ly 300m. Ngoài ra, xe có thể lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ chống chịu vũ khí chống tăng hạng nặng.

Xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Lục quân Hàn Quốc.
Xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Lục quân Hàn Quốc.

Loại vũ khí “khủng” thứ 3 mà người Nga “trả” cho Hàn Quốc là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M (trong ảnh). Đây là loại vũ khí chống tăng cực mạnh có khả năng xuyên phá hầu hết các loại xe tăng hiện đại trên thế giới. Đạn tên lửa 9M131 đạt tầm bắn 2.000m, lắp đầu đạn liều đúp (chuyên trị giáp phản ứng nổ ERA).
Loại vũ khí “khủng” thứ 3 mà người Nga “trả” cho Hàn Quốc là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M (trong ảnh). Đây là loại vũ khí chống tăng cực mạnh có khả năng xuyên phá hầu hết các loại xe tăng hiện đại trên thế giới. Đạn tên lửa 9M131 đạt tầm bắn 2.000m, lắp đầu đạn liều đúp (chuyên trị giáp phản ứng nổ ERA).

Trong ảnh là bệ phóng tổ hợp 9K115-2 Metis-M trên xe chiến đấu bộ binh K200/A1 của Lục quân Hàn Quốc.
Trong ảnh là bệ phóng tổ hợp 9K115-2 Metis-M trên xe chiến đấu bộ binh K200/A1 của Lục quân Hàn Quốc.