Lính nghĩa vụ Nga đừng mơ “cầm cương” T-14 Armata

(Kiến Thức) - Kíp lái xe tăng T-14 Armata Nga cần phải mất thời gian đào tạo gấp đôi so với thông thường thì mới có thể làm chủ được công nghệ loại siêu tăng này. 

Theo đại tá Viktor Murakhovsky, người từng phục vụ trong lực lượng xe tăng Nga, cho biết, kíp chiến đấu của xe tăng T-14 Armata Nga sẽ cần phải mất hai năm thay vì một năm như lính nghĩa vụ thông thường. Chỉ với thời gian như vậy lính tăng thiết giáp Nga mới có thể làm chủ được công nghệ của siêu tăng này.
“Xe tăng mới có sự phức tạp đáng kể hơn về mặt thiết kế và để tìm hiểu các bộ phận, thiết bị điện tử của xe tăng cần phải có tri thức đáng kể và quá trình đào tạo dài hạn”, Murakhovsky nói với tờ báo Technowars của Nhà máy Uralagonzavod và được TASS dẫn lại vào ngày 28/5.
Linh nghia vu Nga dung mo “cam cuong” T-14 Armata
Để vận hành T-14 Armata thành thạo, lính Nga phải mất 2 năm huấn luyện.
Vị chuyên gia này còn cho biết thêm, nếu xét từ quan điểm tương tác giữa người và máy thì dường như vận hành T-14 Armata lại trở nên đơn giản hơn đáng kể. Nhưng nếu để phát huy hết khả năng chiến thuật và kỹ thuật của T-14 Armata sẽ đòi hỏi một sự hiểu biết nhiều hơn cả về phần cứng và kinh nghiệm chiến trường. Chính điều này đã loại bỏ lựa chọn lính nghĩa vụ vào trong kíp vận hành T-14 Armata.
Các binh sĩ muốn sử dụng T-14 Armata có thể sẽ phải đòi hỏi huấn luyện chiến đấu từ 18-24 tháng để làm chủ được các công nghệ của xe tăng mới.
Theo đại tá Murakhovsky, một khi quân đội Nga chuyển sang sử dụng siêu tăng T-14 Armata sẽ đòi hỏi việc tái tổ chức lại một cách căn bản quá trình đào tạo cũng như hệ thống hỗ trợ.
“Điều này đòi hỏi việc chuyển giao toàn bộ thiết bị phần cứng, bao gồm cả loại đạn hiện đại, các hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, hệ thống đào tạo, các lớp đào tạo về sử dụng hệ thống máy tính, đào tạo kỹ thuật số, các tài liệu kỹ thuật và toàn bộ mô hình thử nghiệm, bao gồm cả những bản sao tương tác và các thiết bị tương tự”, một nguồn tin phân tích về T-14 Armata cho biết.
Nga đã sử dụng nền tảng bọc thép Armata để phát triển cả xe tăng và xe chiến đấu bộ binh. Những phương tiện này đã được phô diễn sức mạnh tại Quảng trường Đỏ nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến Thắng phát xít vào ngày 9/5.
Trước đó, Phó phụ trách Ủy ban Quốc phòng và Công nghiệp Nga đã tiết lộ, Quân đội Nga sẽ sớm nhận được 100 xe tăng T-14 Armata để thử nghiệm thực địa.

Quan sát Quân đội Iran tập trận lớn chống “ngoại xâm” (1)

(Kiến Thức) - Quân đội Iran tập trận bắn đạn thật Beit Al-Moghadas 27 ở tỉnh miền trung Isfahan nhằm đối phó với tình huống quân địch xâm nhập vào lãnh thổ. 

Quan sat Quan doi Iran tap tran lon chong “ngoai xam” (1)
Quân đội Iran thực hiện tập trận quy mô lớn từ ngày 21/5-27/5 với sự tham gia của một loạt thiết bị vũ khí như xe tăng, súng phòng không, máy bay phản lực, máy bay không người lái cùng nhiều loại vũ khí khác.
Quan sat Quan doi Iran tap tran lon chong “ngoai xam” (1)-Hinh-2
 Trong ảnh các binh sĩ Iran ngụy trang đang ngắm bắn bằng khẩu súng bắn tỉa cỡ lớn Shaher 14.5mm và súng bắn tỉa cỡ nhỏ Siavash 7.62mm.

10 tiết lộ “sốc” về siêu tăng T-14 Armata của Nga

(Kiến Thức) - Được chế tạo chỉ trong 6 năm, giá một chiếc 8 triệu USD, trang bị tháp pháo không người lái...là những tiết lộ đặc biệt về xe tăng T-14 Armata.

10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga
 1. Armata không phải là tên của xe tăng, mà là tên của nền tảng xe bọc thép đa năng, trên đó các mô-đun sẽ được lắp đặt để tạo ra hơn chục loại phương tiện khác nhau. Ngoài dùng cho xe tăng T-14 Armata, nó còn là khung gầm cho một xe bọc thép chở quân, pháo tự hành và một hệ thống phòng không.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-2
2. T-14 là thiết kế xe tăng mới đầu tiên của nga trong kỷ nguyên hậu Liên Xô, và chỉ được làm trong vòng có 6 năm. Việc thiết kế và sản xuất các yếu tố quan trọng nhất như giáp, nòng pháo được làm từ loại vật liệu tổng hợp.  
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-3
3. T-14 Armata có tháp pháo không cần người điều khiển và tự động hoàn toàn. Có lẽ đây là điểm cách mạng nhất về công nghệ được các nhà thiết kế xe tăng đưa ra. Về lý thuyết, tính năng này có thể cho phép việc bảo vệ tốt hơn đối với kíp chiến đấu, vì họ chỉ cần ở vị trí ở bên trong xe tăng. Mặc dù sự đổi mới này có thể khiến cho nó có thể phải trả giá trong việc nhận thức tình huống.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-4
4. Trong thực tế, do có tháp pháo thế hệ mới, và một trường quan sát được tạo ra bởi các camera HD và các cảm biến gắn xung quanh, xe tăng T-14 sẽ là một xe tăng chiến đấu không người lái đầu tiên có thể thực hiện hành trình tốt. Theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, sẽ chỉ có một số lượng hạn chế các biến thể xe tăng mới được chuyển đổi thành loại phương tiện chiến đấu không người lái mặt đất.  
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-5
 5. Một trong những cải biến trong tương lai đối với xe tăng T-14 là việc lắp loại pháo cỡ nòng “khủng” 152 mm, loại pháo mà đã được kỳ vọng bấy lâu. Theo một quan chức cấp cao của Nga cho hay, loại pháo này có thể bắn xuyên qua một lớp thép dày tới 1 mét.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-6
6. Hệ thống phòng vệ chủ động Afganit đầy tham vọng của T-14 sử dụng một loại radar để phát hiện các đầu đạn đang bay tới xe tăng, và tự động đánh chặn chúng. Trong khi các thông số chính xác về hệ thống này chưa được tiết lộ rõ, nhưng các nguồn tin Nga cho biết, nó có thể vô hiệu hóa cả các tên lửa được phóng từ một trực thăng Apache của Mỹ. Còn các chuyên gia Quân đội Mỹ lại cho rằng hệ thống phòng thủ này sẽ chống lại hầu hết các lựu đạn và đạn xuyên thép đầu nhọn.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-7
7. T-14 do có thiết kế nhẹ hơn hầu hết các xe tăng phương Tây, nên nó là một trong những phương tiện xe thiết giáp chất lượng hiện nay của Nga có tốc độ tối đa rất cao. Xe tăng có thể di chuyển với vận tốc 90 km/h, nhanh hơn 20 km/h so với các xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams M1A2 của Mỹ.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-8
 8. Mặc dù vẫn chưa đi vào sản xuất hàng loạt, giá của xe tăng T-14 ước tính chỉ rơi vào khoảng 8 triệu USD mỗi chiếc. Dù vậy, T-14 vẫn còn rẻ hơn cả xe tăng AMX Leclerc của Pháp, M1A2 Abrams của Mỹ, cũng như các xe tăng thế hệ mới K2 Black Panther của Hàn Quốc và Type 10 của Nhật Bản.
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-9
9. Quân đội Nga đang vận hành 20 nguyên mẫu xe tăng T-14. Nhưng quân đội nước này sẽ sớm nhận được hơn 500 chiếc mỗi năm, và dự tính sẽ đạt khoảng 2.300 chiếc xe tăng T-14 từ nay đến năm 2020.  
10 tiet lo “soc” ve sieu tang T-14 Armata cua Nga-Hinh-10
10. Ấn Độ, vốn là một khách hàng lớn nhất đối với mặt hàng xe thiết giáp Nga, có thể sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên của xe tăng T-14 Armata để thay thế loại tăng T-90. Ngoài ra Trung Quốc và một số khách hàng tiềm năng khác ở châu Á và Bắc Phi cũng có thể là điểm đến của T-14 Armata.