Liệt nửa người sau khi mổ lấy thai ở BV Phụ sản Mê Kông

Sau khi được gây tê màng cứng để mổ lấy thai, chị T. (TP.HCM) bị liệt nửa người bên trái. Hơn 2 tháng sau sinh, tình trạng sức khỏe của thai phụ vẫn chưa cải thiện.

Ngày 20/1, Zing nhận được đơn tố cáo của anh N.Đ.T.P. (29 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) về việc "bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Mê Kông bỏ qua tiền sử dị ứng thuốc tê khiến bệnh nhân bị liệt nửa người bên trái sau sinh”.
Anh P. cho biết ngày 2/11/2020, vợ mình là chị N.T.T.T. (29 tuổi, ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông để nhập viện và yêu cầu mổ lấy thai do thai lớn, tiểu đường thai kỳ, tiền sử dị ứng thuốc tê, xương chậu hẹp.
Tại phòng tiền phẫu, thai phụ một lần nữa trình bày tiền sử 2 lần bị dị ứng thuốc tê (mổ chân và răng) và yêu cầu gây mê. Sau khi hội chẩn tiền phẫu, chị T. được ê-kíp thống nhất thông báo sẽ gây mê để mổ lấy thai.
“Khi vào phòng mổ, bác sĩ thực hiện gây mê Lê Quốc Hải tự ý đổi từ phương án gây mê sang gây tê. Sau khi tiêm thuốc tê vào tủy sống, vợ tôi co giật mạnh, nôn ói liên tục trong suốt quá trình phẫu thuật. Sau ca mổ lấy thai, vợ tôi được đưa ra phòng hồi sức và phát hiện bị liệt nửa người bên trái. Các bác sĩ gọi tôi đến để báo về tình trạng hậu phẫu của vợ tôi nhưng không đề cập việc tự ý gây tê”, anh P. viết trong đơn.
Liet nua nguoi sau khi mo lay thai o BV Phu san Me Kong
 Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Mekonghospital.
Liệt nửa người hơn 2 tháng sau sinh
Sau khi hội chẩn, Bệnh viện Phụ sản Mê Kông chuyển sản phụ T. đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tại cơ sở y tế này, kết quả chụp MRI cho thấy sản phụ T. không bị vấn đề gì nhưng phải nằm theo dõi ở khoa Nội Thần kinh.
“Trong thời gian ở đây, vợ tôi hoàn toàn không được chăm sóc theo chế độ của sản phụ vừa phẫu thuật xong. Bệnh viện Phụ sản Mê Kông cũng không có mặt để hỗ trợ, theo dõi. Sau 2 ngày, vợ tôi được xuất viện, trở về Bệnh viện Phụ sản Mê Kông để chăm sóc hậu sản”, chồng sản phụ T. nói thêm.
Ngoài ra, anh P. cho biết gia đình có đề cập đến nguyên nhân khiến chị T. bị liệt nửa người là do dị ứng thuốc tê hay không nhưng các bác sĩ từ chối trả lời.
"Đến nay, vợ tôi phải đối mặt với việc không điều khiển được nửa người bên trái, cũng như sang chấn tâm lý, mất ngủ hoảng loạn hàng đêm. Trong suốt gần 50 ngày nằm viện, sắp xếp 2 buổi gặp mặt với gia đình nhưng không đưa ra kết luận cuối cùng cụ thể. Điều này làm gia đình tôi vô cùng phẫn nộ về cách thức làm việc cũng như giải quyết sự cố của bệnh viện”, anh P. bức xúc nói.
Chia sẻ với Zing, sản phụ T. cho biết hiện tại sức khỏe kém, liệt nửa người trái chưa hồi phục, trầm cảm, mất ngủ. Vì vậy, chị không thể sinh hoạt bình thường, bế con, cho con bú, vệ sinh cá nhân, đi lại…, mọi sinh hoạt phải nhờ trợ giúp từ người thân.
Liet nua nguoi sau khi mo lay thai o BV Phu san Me Kong-Hinh-2
 Sản phụ T. bị liệt nửa người, thể trạng yếu và không thể chăm sóc con. Ảnh: Bích Huệ.
Bệnh viện Phụ sản Mê Kông nói gì?
Tại buổi làm việc với báo chí chiều 20/1, bác sĩ Lê Minh Nguyệt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, cho biết tình trạng của sản phụ T. là tai biến y khoa mà bệnh viện đã gặp. Theo bà, ngay sau khi xảy ra sự việc, bệnh viện đã báo cáo nhanh về Sở Y tế TP.HCM và họp hội đồng chuyên môn.
Phóng viên đặt câu hỏi tại sao bác sĩ Lê Quốc Hải tự ý đổi phương pháp gây tê và ê-kíp mổ phát hiện sai chỉ định nhưng không có ý kiến gì? Trả lời câu hỏi, bác sĩ Nguyệt cho biết trước khi thực hiện thủ thuật trong phòng mổ, bác sĩ Hải làm test dị ứng gây tê cho sản phụ T. và cho kết quả âm tính nên quyết định gây tê cho sản phụ.
“Bác sĩ Hải muốn chọn giải pháp cho người bệnh nhưng sự thật là không đúng quy trình khám tiền mê trước đó. Xét về quy trình, bác sĩ Hải đã thực hiện thủ thuật không đúng và phán đoán sai. Ê-kíp mổ không quyết định và can thiệp phương pháp này, trừ chống chỉ định đặc biệt. Đây là kẽ hở và bệnh viện sẽ rút kinh nghiệm”, bà Nguyệt cho biết thêm.
Liet nua nguoi sau khi mo lay thai o BV Phu san Me Kong-Hinh-3
 Đại diện Bệnh viện Phụ sản Mê Kông trả lời báo chí về vụ việc sản phụ bị liệt nửa người sau khi mổ lấy thai. Ảnh: Bích Huệ.
Theo Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, tình trạng của sản phụ T. hiếm gặp. Sau vụ việc, bệnh viện đã ngưng sử dụng loại thuốc gây tê này. Tuy nhiên, bà Nguyệt khẳng định: “Sản phụ T. không có biểu hiện của dị ứng thuốc tê hay sốc phản vệ như tụt huyết áp, trụy mạch, ngưng tim. Chúng tôi chụp MRI lần 2, tất cả xét nghiệm không thấy tổn thương thực tế nào. Hội đồng chuyên môn cũng chưa kết luận tình trạng của bệnh nhân là do thuốc gây tê”.
Lý giải nguyên nhân bệnh viện chậm trễ trong việc trả tóm tắt bệnh án cho chị T., bác sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, thừa nhận bệnh viện sơ suất trong việc phản hồi đơn đề nghị của bệnh nhân.
“Đề nghị của bệnh nhân trùng với thời gian bệnh viện tập trung hoàn chỉnh hoạt động, chuẩn bị cho đợt kiểm tra của Sở Y tế TP.HCM nên có sự chậm trễ trong việc làm giấy xác nhận. Bên cạnh đó, tóm tắt bệnh án của bệnh nhân rất dày vì có đến 57 ngày nằm viện. Chúng tôi cân nhắc lựa chọn bản tóm tắt hoàn chỉnh cho bệnh nhân và phải trình lãnh đạo bệnh viện chỉnh sửa nhiều lần”, bác sĩ Tuấn nói thêm.
Bác sĩ Lê Minh Nguyệt cho biết hiện bác sĩ Lê Quốc Hải đã nhận lỗi và xin thôi việc. “Chúng tôi đã phối hợp các bệnh viện chuyên ngành để làm những điều tốt nhất cho sản phụ T. Tuy nhiên, sự phối hợp không đạt kết quả như mong đợi”, bà nói thêm.

Những tác dụng sức khỏe bất ngờ của trà lựu

(Kiến Thức) - Trà lựu rất dễ pha chế và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bạn chỉ cần cho hạt lựu vào máy xay sinh tố để lấy nước cốt. Để pha trà, đổ khoảng 4-5 thìa nước cốt lựu, thêm nước nóng và mật ong rồi uống nóng.

Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu

Nước cốt để pha trà lựu có thể bảo quản trong lọ được 1 tháng. Không chỉ có màu sắc bắt mắt, trà lựu có nhiều lợi ích sức khỏe.

Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-2
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Trà lựu chứa nhiều polyphenol chính như anthocyanins, axit phenolic và punicalagin có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Một nghiên cứu nói rằng các polyphenol này thể hiện đặc tính bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch như đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-3
Thúc đẩy hệ thống sinh sản tốt Một nghiên cứu nói rằng beta-sitosterol trong hạt lựu có hoạt tính bảo vệ phôi thai. Trà lựu cũng giúp tăng nồng độ tinh trùng, khả năng di chuyển của chúng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-4
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Lựu có một loạt các polyphenol có tác dụng chống oxy hóa. Axit ellagic và punicalagin trong trái cây này có thể giúp giảm lượng glucose tăng đột biến sau mỗi bữa ăn và do đó, kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-5
Giúp giảm cân: Lượng axit punicic cao trong trà lựu có thể giúp giảm cân do tác dụng giảm cholesterol của nó. Nhìn chung, trà lựu giúp kiểm soát cân nặng ở mức độ tuyệt vời.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-6
Có đặc tính chống ung thư: Một nghiên cứu cho biết quercetin và axit ellagic trong trà lựu có đặc tính chống ung thư, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-7
Giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Trà lựu có đặc tính chống thoái hóa thần kinh. Punicalagin và urolithins trong trà có thể giúp làm chậm sự tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Urolithins có thể giúp ngăn ngừa viêm các tế bào thần kinh trong khi punicalagin làm giảm suy giảm trí nhớ do viêm.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-8
Tốt cho da: Quả lựu có tác dụng chống lại các tổn thương da do tia UV gây ra. Bức xạ tia cực tím là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về da như viêm ban đỏ, ung thư da và những thay đổi liên quan đến tuổi già. Trà lựu có thể giúp giảm bớt tác hại của tia UV do có khả năng chống oxy hóa mạnh và cũng có thể làm suy giảm tổn thương DNA và protein của tế bào và mô.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-9
Ngăn chặn vi khuẩn: Trà lựu có chứa các chất kháng khuẩn như axit ellagic và tannin có thể giúp ngăn ngừa mầm bệnh do vi rút và vi khuẩn, đặc biệt là Staphylococcus aureus, Salmonella và Penicillium digitatum. Trà cũng có hiệu quả chống lại các chủng gây bệnh cao và kháng thuốc.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-10
Ngăn ngừa bệnh xương: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động chống viêm và chống oxy hóa của trà lựu có thể có lợi cho bệnh loãng xương. Nó có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm tổn thương xương do các gốc tự do gây ra.
Nhung tac dung suc khoe bat ngo cua tra luu-Hinh-11
Tốt cho răng miệng: Các vấn đề về răng có thể được giảm bớt nhờ uống trà lựu. Theo một nghiên cứu, lựu làm giảm đáng kể thuộc địa của vi khuẩn mảng bám răng như lactobacilli và liên cầu. Loại trà đỏ tuyệt vời này cũng có thể giúp tăng cường nướu và làm liền răng lung lay do các bệnh răng miệng như viêm nha chu. Ảnh: Boldsky. 

Mổ bắt thai 28 tuần: Hốt hoảng không thấy thai nhi và cái kết sững người

Cô Amber 21 tuổi người Anh mang thai ở tuần 28, thì thai nhi có dấu hiệu bị vỡ ối nên quyết định mổ bắt thai. Tuy nhiên sau khi mổ bụng mẹ các bác sĩ vô cùng bất ngờ khi không thấy em bé.
 

Trước đó, cô gái trẻ được chẩn đoán sinh non và phải nhập viện khẩn cấp khi bị vỡ ối ở tuần thứ 28 tình trạng của hai mẹ con sẽ nguy kịch nếu không được cấp cứu kịp thời. Sau gần 36 giờ chuyển dạ, các bác sĩ lo sợ Amber sẽ không thể sinh tự nhiên được.

Mẹ bầu 162kg “vượt cạn” an toàn nhờ sự trợ giúp tích cực của bác sĩ

(Kiến Thức) - 12h40, ngày 11/8/2019, Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận chị N.T.T.H – (1994, Long An) được Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2 (Bình Dương) chuyển đến, với lý do con so, thai 35 tuần, ngôi đầu, tiền sản giật nặng, béo phì.

Bệnh nhân N.T.T.H lập gia đình đã 6 năm (2013), không điều trị hiếm muộn, mang thai tự nhiên, cân nặng trước khi mang thai 110kg với chỉ số cơ thể (BMI - Body mass index) 48,88. Cân nặng lúc nhập viện 162kg, cao huyết áp (150/100 mmHg), không tiền sử bệnh ngoại khoa và phụ khoa, được điều trị tiết chế đã 3 tháng.

Với tiên lượng phụ nữ béo phì sẽ làm tăng các biến cố sản khoa về tim mạch, huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường, mất tim thai trong bụng mẹ…, chị T.H. được nhập vào khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ để kiểm tra và theo dõi sát quá trình chuyển dạ. Ngày 13/8/2019, sau các đợt giục sanh thất bại, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật bắt con cho bệnh nhân T.H.

Me bau 162kg “vuot can” an toan nho su tro giup tich cuc cua bac si
 
Sáng 14/8/2019, chị T.H được chuyển vào Khoa Gây mê hồi sức, ê-kíp phẫu thuật được tập trung với các bác sĩ Sản khoa và Gây mê nhiều kinh nghiệm để lên phương án can thiệp an toàn cho sản phụ và bé trong quá trình phẫu thuật bắt con, với sự cân nhắc hết sức thận trọng giữa hai phương pháp gây tê và gây mê. BS CKII Hồng Công Danh - Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết, gây mê để tiến hành phẫu thuật đối với sản phụ béo phì sẽ không đơn giản. Nếu gây mê, bác sĩ sẽ phải dùng lượng thuốc mê tương ứng với cân nặng của sản phụ để có thể duy trì mê cho đến khi hoàn tất cuộc mổ. Bên cạnh đó, do tình trạng cân nặng “quá khổ” bệnh nhân có cổ bị ngắn, lưỡi to, vùng hầu họng hẹp nhiều hơn so với một sản phụ bình thường, nên việc đặt nội khí quản để gây mê gặp nhiều khó khăn, khả năng gây tổn thương vùng hầu họng, dễ bị hít sặc do nguy cơ trào ngược dạ dày là không tránh khỏi, kể cả biến chứng suy hô hấp do việc rút ống nội khí quản sau phẫu thuật.
Sau khi hội ý, kíp mổ đã thống nhất sử dụng phương pháp gây tê tủy sống. Kỹ thuật này giúp hạn chế được các nguy cơ nêu trên trong quá trình phẫu thuật cũng như hạn chế ở mức thấp nhất những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra cho bé. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực gây mê, BS Hồng Công Danh là người trực tiếp gây tê cho sản phụ. Thách thức khi tiến hành kỹ thuật gây tê cho sản phụ T.H là khả năng uốn cong lưng của bệnh nhân rất kém do cản trở của lớp thành bụng dày quá mức, khiến khoảng cách từ da đến mục tiêu (khoang dưới nhện) lớn hơn bình thường, gây khó khăn cho việc tìm các mốc, vị trí đốt sống để châm tê bị che khuất bởi lớp mô mỡ.
Khi thuốc đã tác dụng lên dây thần kinh phần thân dưới, sản phụ bị mất cảm giác, tạo thuận lợi cho phẫu thuật viên - BS CKII Trần Ngọc An, tiến hành ca mổ lấy thai. Tuy nhiên khi thực hiện đường rạch ngang thân tử cung để tiếp cận ổ bụng của sản phụ, bác sĩ đã phải “đi” rộng hơn so với các bà mẹ có cân nặng bình thường. Ca mổ thành công và mẹ bầu sinh được một bé trai cân nặng 3300g, hồng hào và khóc rất to.
Me bau 162kg “vuot can” an toan nho su tro giup tich cuc cua bac si-Hinh-2
 
Có mặt bên cạnh con gái trong suốt thời gian nhập viện cho đến khi được chuyển sang phòng Hồi sức và được chăm sóc tận tình tại khoa Hậu phẫu, bà V.T.T., mẹ chị N.T.T.H vui vẻ chia sẻ: “Lúc mới sinh ra, H. chỉ nặng 2200g. Thời con gái H. cũng có dáng người gọn gàng, chỉ từ khi lấy chồng đến nay không hiểu sao “tự nhiên người cứ ngày càng sổ ra”, dù chuyện ăn uống cũng đạm bạc do hoàn cảnh kinh tế chỉ ở mức tạm đủ và trong dòng họ cũng không có ai bị béo phì… ”. Hỏi về sự tăng cân vượt mức của mình, nhất là trong quá trình mang thai, chị T.H. nói: “Lập gia đình đã 5-6 năm mà chưa có con, cũng buồn lắm. Thấy bên nhà chồng mong cháu nên tôi đã nhiều lần đi khám sức khỏe để xem tình trạng béo phì của mình có ảnh hưởng gì đến việc chậm mang thai? Tuy lo lắng nhưng gia đình hai bên chưa dám nghĩ đến chuyện điều trị hiếm muộn. Tưởng là hai vợ chồng không thể có con do bản thân ngày càng “mập” và có lần đi khám cũng nghe bác sĩ nói là… khó “đậu” thai. Nên đầu năm nay, biết được mình có thai, gia đình ai cũng mừng vì sắp có được “cu tí”. Trong thời gian mang thai không có bất cứ triệu chứng gì của sự “ốm nghén”, ăn uống cũng bình thường, có điều hơi nhiều hơn trước và chỉ thích ăn cá… ”
Theo với công thức đánh giá tình trạng béo phì dựa trên chỉ số cơ thể (BMI) người Châu Á của Viện Y tế quốc gia (NIH) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Me bau 162kg “vuot can” an toan nho su tro giup tich cuc cua bac si-Hinh-3
 

Bảng phân tích đã minh chứng, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định, đối với chị em phụ nữ, béo phì có thể dẫn đến tình trạng khó thụ thai. Với chị N.T.T. H, có thể chỉ số cơ thể (BMI) cao, cơ thể có quá nhiều mỡ, gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề với quá trình rụng trứng, là nguyên nhân của việc chậm mang thai (5-6 năm sau khi lập gia đình). Béo phì ở phụ nữ là một trong những tác nhân chính, tiềm ẩn các bệnh không lây như: tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ); tiểu đường; rối loạn cơ xương (đặc biệt là viêm xương khớp - một bệnh thoái hóa vô hiệu hóa của các khớp); một số loại ung thư (nội mạc tử cung, vú và đại tràng). Bên cạnh đó, khoa học cũng đã chỉ ra rằng, trẻ có mẹ bị béo phì trong thai kỳ có nhiều khả năng bị béo phì hơn trong thời thơ ấu và niên thiếu. 

Vì những tác động rất tiêu cực đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, đối với các bà mẹ béo phì, mặc dù trong suốt thời gian mang thai cũng cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển của bé, nhưng các mẹ nên sử dụng và dung nạp các loại chất dinh dưỡng lành mạnh từ rau, củ, chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật)… hạn chế các loại thức ăn chiên xào. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần tuân thủ:

- Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai

- Có chế độ ăn uống hợp lý trong suốt thai kỳ. Quan niệm ăn cho 2 người thật sự không còn phù hợp với khoa học dinh dưỡng hiện nay.

- Tăng cường vận động thể thao, tập yoga dành cho bà bầu

- Kiểm soát thường xuyên cân nặng và tăng trưởng của cả mẹ bầu, thai nhi trong suốt thai kỳ.